Chuyên gia về núi lửa Wendy Stovall thuộc Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ (USGS) cảnh báo sẽ có thể có thêm nhiều vụ nổ núi lửa hoặc sóng thần tại Bờ Tây nước Mỹ sau vụ phun trào núi lửa ở ngoài khơi Tonga hôm 15/1 vừa qua.



Người chơi lướt ván ở bờ biển Manhattan, bang California (Mỹ) ngày 15/1/2022. Mỹ đã ban bố cảnh báo sóng thần sau khi núi lửa ở Tonga phun trào dữ dội, làm xuất hiện đợt sóng thần. Ảnh: AFP/TTXVN
Phát biểu với giới truyền thông, bà Wendy Stovall cho biết vụ phun trào núi lửa nói trên là "thực sự khó tin" và hoạt động của sóng thần sẽ trở nên khó dự báo hơn sau cơn địa chấn này. Bà cho biết: "Chắc hẳn đã có một lượng rất lớn magma lộ ra, có thể là từ một vụ lở đất dưới nước hoặc một hiện tượng nào khác, sau đó gặp nước biển và phát nổ rất dữ dội".

Theo bà Stovall, cho đến nay các nhà khoa học vẫn chưa biết liệu sẽ có thêm vụ phun trào nào xảy ra tiếp theo hay không và vụ phun trào ngày 15/1 vừa qua sẽ ảnh hưởng đến Trái Đất như thế nào. Bà nêu rõ: "Chúng tôi sẽ theo dõi mọi diễn biến khi chúng xuất hiện, nhưng chắc chắn những loại núi lửa vẫn còn hoạt động như thế này sẽ có thể gây ra những đợt phun trào tiếp theo với quy mô lớn và có thể tạo ra nhiều sóng thần hơn, nhưng chúng cũng có thể dần trở lại trạng thái im lìm. Ở thời điểm này, chúng tôi chưa thể biết chắc. Có bằng chứng cho thấy núi lửa xảy ra thông qua các khối nước có thể phun trào ở cấp độ mạnh, không nhất thiết giống như những gì đã xảy ra ở Tonga, nhưng có thể tạo ra sóng áp suất lớn và kiểu phun trào tầng bình lưu tương tự".

Theo bà Stovall, những vụ phun trào mạnh mẽ của núi lửa đôi khi có thể "làm mát" toàn bộ Trái Đất trong khoảng thời gian nhiều năm. Bà Stovall cũng lưu ý rằng núi lửa gần Tonga thường xuyên hoạt động. Một vụ phun trào nhỏ hơn đã bắt đầu tại đây vào ngày 20/12/2021, nhưng đã kết thúc trước khi xảy ra vụ phun trào dẫn tới sóng thần này.

Vụ phun trào của núi lửa Hunga Tonga-Hunga Ha'apai ở đáy biển Thái Bình Dương (gần đảo chính của Tonga) hôm 15/1 đã phát ra tiếng nổ có thể nghe thấy ở những khu vực xa xôi. Cơ quan Khí tượng Quốc gia Mỹ cho biết tiếng nổ từ vụ phun trào có thể nghe thấy ở vị trí cách đó gần 10.000 km.


                                       Theo Baotintuc

Các tin khác


Số ca COVID-19 ở Philippines tăng kỷ lục 3 ngày liên tiếp, Nhật Bản có số ca mắc mới cao nhất trong hơn 4 tháng

Đến sáng 16/1, thế giới có trên 325,6 triệu người mắc COVID-19, trong đó hơn 5,55 triệu trường hợp đã tử vong vì đại dịch này.

­­COVID-19 tới 6 giờ ngày 15/1: Mỹ dẫn đầu thế giới về ca mắc và tử vong mới; WHO cân nhắc bổ sung danh mục thuốc điều trị COVID-19

Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận thêm 2.466.802 trường hợp mắc COVID-19 và 7.187 ca tử vong. Tổng số ca mắc COVID-19 trên toàn cầu vượt 322 triệu ca, trong đó trên 5,54 triệu người không qua khỏi.

COVID-19 tới 6 giờ ngày 14/1: Thế giới vài triệu ca mắc mới/ngày; Mỹ triển khai quân y hỗ trợ các bang chống dịch

Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận thêm 2.888.254 trường hợp mắc COVID-19 và 6.684 ca tử vong. Tổng số ca mắc COVID-19 trên toàn cầu vượt 320 triệu ca, trong đó trên 5,53 triệu người không qua khỏi.

WHO: Omicron không nghiêm trọng bằng Delta nhưng nguy hiểm với người chưa tiêm vaccine

Theo người đứng đầu Tổ chức Y tế thế giới (WHO), mặc dù gây bệnh nhẹ hơn so với biến thể Delta song biến thể Omicron vẫn là một chủng virus nguy hiểm, đặc biệt là đối với những người chưa tiêm vaccine ngừa Covid-19.

COVID-19 tới 6h sáng 13/1: Thế giới thêm 2,9 triệu ca mắc; Ca mắc và tử vong mới ở Mỹ cao nhất

Theo trang mạng worldometer.info, trong vòng 24 giờ qua, thế giới ghi nhận trên 2,9 triệu ca mắc COVID-19 và trên 7.200 ca tử vong. Tổng số ca mắc từ đầu dịch tới nay đã là 317 triệu ca, trong đó trên 5,52 triệu ca tử vong.

Đức ghi nhận 80.430 ca mắc COVID-19 trong 24 giờ qua

Ngày 12/1, Viện Robert Koch (RKI) của Đức cho biết, trong 24 giờ qua, nước này ghi nhận 80.430 ca mắc mới COVID-19, mức cao nhất kể từ khi dịch bắt đầu bùng phát gần 2 năm trước đây.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục