Cơ quan an ninh y tế Anh (UKHSA) đang theo dõi một dòng phụ của biến thể Omicron, cho rằng nó có thể phát triển nhanh.
Hình ảnh thể hiện các đột biến của biến thể Omicron (phải) và Delta (trái). Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Các nhà khoa học Anh đã xác định trình tự gene của 426 trường hợp nhiễm BA.2 - một dòng phụ của biến thể Omicron. UKHSA cho biết mặc dù còn chưa chắc chắn về tầm quan trọng của những thay đổi đối với bộ gene của virus, nhưng phân tích ban đầu cho thấy tốc độ phát triển tăng lên so với dòng Omicron ban đầu là BA.1.
UKHSA cho biết 40 quốc gia đã báo cáo ca nhiễm BA.2, trong đó nhiều nhất ở Đan Mạch, tiếp theo là Ấn Độ, Anh, Thụy Điển và Singapore. Ở Đan Mạch, BA.2 đã phát triển nhanh chóng, chiếm 20% tổng số ca COVID-19 trong tuần cuối cùng của năm 2021, sau đó tăng lên 45% vào tuần thứ hai của năm 2022.
Phân tích ban đầu do Viện Huyết thanh Statens (SSI) của Đan Mạch thực hiện cho thấy, không có sự khác biệt về tỷ lệ nhập viện vì BA.2 so với BA.1.
Nhà dịch tễ học người Mỹ Eric Feigl-Ding cho biết các biến chủng mới vẫn tiếp tục xuất hiện, nhưng không đồng nghĩa với việc chúng sẽ trở nên nguy hiểm hơn. Mức độ nguy hiểm của biến chủng mới sẽ được xác định sau khi các nhà khoa học tiến hành tìm hiểu thêm về cách thức hoạt động của nó.
TheoBaotintuc
Phóng viên TTXVN tại New York đưa tin Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres ngày 19/1 đã điện đàm với đại diện cấp cao của Liên minh châu Phi (AU) tại vùng Sừng châu Phi - ông Olusegun Obasanjo để trao đổi quan điểm về cuộc xung đột ở Ethiopia.
Già hóa dân số là vấn đề đáng lo ngại, đặt ra thách thức lớn đối với sự phát triển bền vững của châu Âu. Trong nỗ lực giảm đến mức thấp nhất những hệ lụy do dân số già hóa nhanh chóng, chính phủ các nước đã triển khai nhiều chính sách như thu hút thêm lao động nước ngoài, tăng tuổi nghỉ hưu, khuyến khích tăng tỷ lệ sinh.
Ngày 19/1, Nhật Bản ghi nhận 41.485 ca mắc mới COVID-19, cao nhất từ trước đến nay. Đây cũng là ngày thứ 2 liên tiếp, số ca mắc mới tại nước này tăng lên một mốc mới.
Đại dịch Covid-19 vẫn đang lan rộng trên toàn cầu, nhất là trong bối cảnh biến thể mới Omicron có khả năng lây nhiễm cao đang khiến số ca mắc mới tăng mạnh tại nhiều quốc gia, đặc biệt là ở tâm dịch châu Âu.
Ngày 18/1, Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus nhận định phải mất thời gian dài nữa đại dịch COVID-19 mới có thể kết thúc, đồng thời bác bỏ quan điểm cho rằng biến thể Omicron không gây ra nguy cơ nào.
Theo phóng viên TTXVN tại La Habana, Bộ Y tế Cuba ngày 18/1 cho biết số ca mắc COVID-19 của nước này đã vượt mốc 1 triệu trường hợp, kể từ khi ghi nhận trường hợp đầu tiên nhiễm virus SARS-CoV-2 hồi tháng 3/2020.