Ngày 19/1, Nhật Bản ghi nhận 41.485 ca mắc mới COVID-19, cao nhất từ trước đến nay. Đây cũng là ngày thứ 2 liên tiếp, số ca mắc mới tại nước này tăng lên một mốc mới.



Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại Tokyo, Nhật Bản, ngày 18/1/2022. Ảnh: Kyodo/TTXVN


Thủ đô Tokyo ghi nhận 7.377 ca mắc, vượt xa mức đỉnh điểm 5.908 ca từng ghi nhận hồi tháng 8/2021. So với ngày 12/1, số ca mắc mới tại thủ đô Tokyo ngày 19/1 tăng thêm 5.179 ca, tức là tăng hơn 3 lần sau một tuần. Trung bình số ca mắc mới trong giai đoạn 7 ngày gần nhất là 4.598,4 ca/ngày, cao gấp 4 lần so với tuần trước đó. Hơn 40% số ca mắc mới tại Tokyo trong ngày 19/1 đã tiêm 2 mũi vaccine phòng bệnh. 

Thủ tướng Kishida Fumio khẳng định Nhật Bản hy vọng sẽ vượt qua đợt dịch này dựa trên những biện pháp chuẩn bị phòng ngừa hợp lý và không sợ hãi thái quá. Trước đó, cùng ngày, Nhật Bản đã tuyên bố tình trạng phòng dịch trọng điểm tại Tokyo và 12 tỉnh khác, theo đó các nhà hàng phải đóng cửa sớm hơn và dừng hoặc hạn chế bán đồ uống có cồn.

* Nga cũng ghi nhận 33.899 ca mắc mới trong 24 giờ qua, mức cao nhất tính từ ngày 27/11/2021, nâng tổng số ca mắc bệnh tại nước này lên là 10.988.411 ca. Tổng số ca tử vong vì dịch bệnh tại Nga là 323.376, tăng 698 ca so với một ngày trước đó. Thủ đô Moskva ghi nhận 8.795 ca mắc mới, nâng tổng số ca mắc tại thành phố lên 2.113.370 ca, cao nhất cả nước.

Trước đó, ngày 18/1, Phó Thủ tướng Nga Tatyana Golikova tuyên bố thời gian cách ly áp dụng với những người nhiễm bệnh sẽ giảm từ 14 xuống còn 7 ngày. Điện Kremlin khẳng định hiện Chính phủ Nga chưa xem xét khả năng áp dụng biện pháp phong tỏa toàn quốc nhưng chính quyền các địa phương được phép quyết định các biện pháp hạn chế ở mỗi địa bàn quản lý.

Thị trưởng Moskva nhận định biến thể Omicron đang dần thay thế biến thể Delta trở thành biến thể gây bệnh chủ đạo tại thành phố và cho biết số ca mắc mới tại đây đang tăng mạnh. Ông hối thúc các cơ quan cho phép khoảng 30% số nhân viên làm việc tại nhà, người trên 60 tuổi hạn chế ra ngoài. Cả hai biện pháp này sẽ được duy trì đến ngày 1/4 tới.

* Tương tự, Slovenia và Croatia cũng ghi nhận số ca mắc mới cao nhất từ trước đến nay, lần lượt là 12.285 và 10.427 ca. Trong khi đó, truyền thông trong nước cho rằng số ca mắc mới trên thực tế cao hơn nhiều nhưng chưa được báo cáo vì năng lực xét nghiệm không theo kịp tốc độ lây lan dịch bệnh.

Tại Slovenia, số ca mắc mới thông báo trong ngày 19/1 tăng 41,5% so với một ngày trước và cao hơn 80% so với một tuần trước. Nước này cũng đã rút ngắn thời gian cách ly với nhân viên trong các lĩnh vực y tế, an sinh xã hội và giáo dục để đảm bảo duy trì hoạt động của các cơ quan này. 

* Trong khi đó, các nhân viên công quyền tại Ba Lan sẽ chuyển sang hình thức làm việc từ xa và các công ty tư nhân cũng được khuyến nghị áp dụng biện pháp này trong bối cảnh số ca mắc mới tại quốc gia này đang tăng mạnh do biến thể Omicron.

Ngày 19/1, Ba Lan ghi nhận trên 30.000 ca mắc mới, cao nhất kể từ tháng 4/2021. Bộ trưởng Y tế Ba Lan Adam Niedzielski cho rằng nếu xu hướng trên tiếp diễn, số ca mắc mới tại nước này có thể lên đến 50.000 ca/ngày vào tuần tới.

Hiện Ba Lan đang áp dụng các quy định hạn chế được đánh giá là lỏng lẻo hơn các nước khác, dù mới chỉ có 56% dân số được tiêm phòng đủ, thấp hơn so với mức trung bình toàn Liên minh châu Âu (EU).


                                       TheoBaotintuc

Các tin khác


IEA cảnh báo nguy cơ thiếu hụt khoáng sản

IEA đã đưa ra cảnh báo về nguy cơ thiếu hụt nguồn cung khoáng sản thiết yếu cho chuyển đổi từ năng lượng hóa thạch sang năng lượng xanh do đầu tư không đủ mạnh.

Các quốc gia Arab kêu gọi công nhận Nhà nước Palestine

Tại Hội nghị thượng đỉnh Liên đoàn Arab (AL) ở thủ đô Manama của Bahrain với sự tham dự của Tổng Thư ký AL Ahmed Aboul-Gheit và Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres, lãnh đạo các quốc gia Arab kêu gọi cộng đồng quốc tế hành động để thiết lập nền độc lập của người Palestine.

Liên hợp quốc nâng dự báo triển vọng kinh tế toàn cầu năm 2024

Ngày 16/5 (giờ New York), Liên hợp quốc (LHQ) đã công bố Báo cáo Tình hình và Triển vọng Kinh tế Thế giới, trong đó đưa ra đánh giá lạc quan thận trọng về triển vọng kinh tế toàn cầu trong năm 2024.

Liên hợp quốc cảnh báo nguy cơ nạn đói ở Dải Gaza

Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) phụ trách điều phối các vấn đề nhân đạo và cứu trợ khẩn cấp Martin Griffiths ngày 16/5 cho biết người dân ở Dải Gaza đang đối diện với nạn đói khi các nguồn lương thực cạn kiệt, đồng thời cho rằng chiến dịch của Israel ở thành phố Rafah gây ra nhiều khó khăn cho việc lập kế hoạch và phân phối hàng cứu trợ.

Nỗi lo thời tiết nắng nóng làm gián đoạn việc học tập của trẻ em châu Á

Tháng 4 vừa qua, nhiều quốc gia ở châu Á đã trải qua đợt nắng nóng kỷ lục khiến chính phủ quyết định đóng cửa trường học. Điều này đã cho thấy rõ tác động sâu sắc của biến đổi khí hậu đe dọa việc học tập của hàng triệu trẻ em tại châu lục này.

Số người sơ tán trong nước trên toàn cầu ở mức kỷ lục 75,9 triệu vào năm 2023

Năm 2023, 7,7 triệu người phải di dời do thiên tai, 68,3 triệu người sơ tán do xung đột và bạo lực, trong đó cuộc chiến ở Sudan, Gaza đã đẩy con số này lên kỷ lục mới.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục