Già hóa dân số là vấn đề đáng lo ngại, đặt ra thách thức lớn đối với sự phát triển bền vững của châu Âu. Trong nỗ lực giảm đến mức thấp nhất những hệ lụy do dân số già hóa nhanh chóng, chính phủ các nước đã triển khai nhiều chính sách như thu hút thêm lao động nước ngoài, tăng tuổi nghỉ hưu, khuyến khích tăng tỷ lệ sinh.


Tỷ lệ sinh thấp là một trong những mối lo của châu Âu. Ảnh Reuters
 

Mùa đông nhân khẩu học” là cụm từ thường được nhắc đến khi nói về tình trạng già hóa dân số kéo dài nhiều năm qua tại châu Âu. Theo Cơ quan Thống kê châu Âu (Eurostat), hơn 20% số dân Liên minh châu Âu (EU) hiện ở độ tuổi hơn 65 và con số này có thể tiếp tục tăng trong thời gian tới. Tỷ lệ người hơn 80 tuổi dự kiến cũng tăng từ 5,9% năm 2020 lên 14,6% vào năm 2100. Trong khi đó, bất chấp chính sách khuyến khích gia tăng dân số, tỷ lệ sinh giảm mạnh trong những năm qua, nhất là ở các nước Italia, Tây Ban Nha. Tại Italia, quốc gia đang đối mặt "bài toán” già hóa dân số nghiêm trọng, một nửa số dân hơn 47 tuổi, trong khi số lượng trẻ em mới sinh giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 1861. Theo Cơ quan Thống kê quốc gia Italia, tỷ lệ sinh tại nước này đã giảm tới 30% chỉ trong hơn 10 năm.

Nhiều nhà phân tích cho rằng, già hóa dân số là một thành tựu của quá trình phát triển, song cũng đặt ra những thách thức về kinh tế, xã hội đối với chính phủ các nước EU. Trong ngắn hạn, một xã hội với dân số già sẽ dẫn đến thiếu hụt nhân lực và giảm năng suất lao động. Về lâu dài, số người trong độ tuổi lao động giảm sẽ khiến nguồn thu từ thuế giảm, trong khi chi phí cho lương hưu và chăm sóc sức khỏe ngày càng tăng, từ đó gia tăng gánh nặng lên hệ thống an sinh xã hội.

Các nhà lãnh đạo EU đang tiếp tục triển khai nhiều chính sách nhằm khắc phục những tác động tiêu cực nêu trên. Mở rộng cánh cửa chào đón người nhập cư là cách Chính phủ Đức áp dụng. Viện Kinh tế Đức ước tính, lực lượng lao động tại nước này sẽ giảm hơn 300 nghìn người trong năm 2022 do số lao động đến tuổi về hưu lớn hơn số người gia nhập thị trường lao động. Con số này được dự báo sẽ tăng lên hơn 650 nghìn người vào năm 2029 và nền kinh tế "đầu tàu” châu Âu có thể phải đối mặt tình trạng thiếu tới năm triệu người trong độ tuổi lao động vào năm 2030. Giới chuyên gia cho rằng, lực lượng lao động ngày càng giảm đang trở thành "một quả bom hẹn giờ” đối với hệ thống lương hưu của Đức. Trong cuộc họp báo mới đây, Phó Thủ tướng Đức Robert Habeck (R.Ha-bếch) nhấn mạnh, nước này cần tăng số lượng người nhập cư để lấp đầy khoảng trống thiếu hụt lao động hiện nay.

Trong khi đó, tại Tây Ban Nha, quốc gia đang phải chịu áp lực lớn khi chuẩn bị chứng kiến "làn sóng về hưu” của các thế hệ sinh vào những năm 1960 và 1970, Chính phủ Thủ tướng Pedro Sanchez (P.Xan-chét) mới đây đã thỏa thuận với các nghiệp đoàn về việc nâng mức đóng góp an sinh xã hội. Theo đó, mức đóng góp an sinh xã hội sẽ tăng thêm 0,6% trong giai đoạn 2023-2032 và sẽ được xem xét điều chỉnh sau năm 2032. Một số quốc gia khác như Italia, Hungary cũng đang tích cực triển khai các phương án như tăng tuổi về hưu, khuyến khích sinh con, xây dựng hệ thống hưu trí bền vững.

Những giải pháp nêu trên của chính phủ các nước EU đã mang đến kết quả khả quan bước đầu. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, châu Âu cần nhiều hơn thế để có thể thoát khỏi những hệ lụy từ tình trạng già hóa dân số kéo dài nhiều năm qua. Việc sớm thực thi những chính sách nhằm cải thiện cơ cấu dân số có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển bền vững của khu vực.

TheoNhanDan


 

Các tin khác


Ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản

Theo Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Yoshimasa Hayashi (Y-ô-si-ma-xa Ha-i-a-si), chính sách đối ngoại của Tokyo trong thời gian tới tập trung chủ yếu vào các mục tiêu tăng cường liên minh Nhật-Mỹ, nâng cấp năng lực phòng thủ nhằm bảo đảm an ninh và thịnh vượng tại khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

Pfizer triển khai sản xuất đại trà vaccine ngừa biến thể Omicron

Trang tin ECHO24.cz của Séc dẫn lời Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của Pfizer Albert Bourla cuối tuần qua cho biết phiên bản cải tiến của vaccine ngừa COVID-19 của hãng này sẽ có mặt trên thị trường vào tháng 3/2022 và hãng đang triển khai sản xuất đại trà. Vaccine mới không chỉ ngừa biến thể Omicron mà còn cả những biến thể khác.

Cảnh báo mức độ khó lường của sóng thần sau vụ phun trào núi lửa ở Tonga

Chuyên gia về núi lửa Wendy Stovall thuộc Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ (USGS) cảnh báo sẽ có thể có thêm nhiều vụ nổ núi lửa hoặc sóng thần tại Bờ Tây nước Mỹ sau vụ phun trào núi lửa ở ngoài khơi Tonga hôm 15/1 vừa qua.

Biến thể Omicron xâm nhập vào Bắc Kinh qua đường bưu điện?

Biến thể Omicron có thể đã xâm nhập vào thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc qua bưu phẩm chứa virus từ Canada.

Hơn 50 người thiệt mạng trong vụ tấn công ngôi làng ở tây bắc Nigeria

Hàng chục tay súng đã tấn công làng Dankade ở bang Kebbi, tây bắc Nigeria, và giết hại hơn 50 người.

Chương trình COVAX đạt mốc phân phối 1 tỷ liều vaccine ngừa Covid-19

Chương trình chia sẻ vaccine toàn cầu COVAX vừa đạt cột mốc quan trọng, với 1 tỷ liều vaccine ngừa Covid-19 đã được cơ chế này phân phối đến 144 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn cầu.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục