Ngày 17/3, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã báo động về sự gia tăng đột biến số ca mắc mới COVID-19 trên toàn cầu, mặc dù tỷ lệ xét nghiệm giảm và số ca mắc mới ghi nhận liên tục giảm trong nhiều tuần gần đây.


Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại New York, Mỹ. Ảnh: THX/TTXVN

WHO bày tỏ lo ngại về số ca mắc mới đặc biệt tăng mạnh tại châu Á. Cơ quan này kêu gọi các nước nhanh chóng mở rộng chương trình tiêm chủng bao phủ, cũng như thận trọng cân nhắc các kế hoạch gỡ bỏ các biện pháp phòng dịch.

Chia sẻ với báo giới, Tổng Giám đốc của WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho rằng số ca lây nhiễm trong cộng đồng tại các nước sẽ còn tăng, đặc biệt ở những nước sớm gỡ bỏ các biện pháp ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh.

Theo trưởng nhóm kỹ thuật COVID-19 của WHO, bà Maria van Kerkhove, trong 1 tuần qua, thế giới ghi nhận hơn 11 triệu ca mắc COVID-19, tăng 8% so với tuần trước đó. Bà nhấn mạnh cho đến nay Omicron là biến thể dễ lây nhiễm nhất và các yếu tố khiến dịch lây lan nhanh hiện nay là việc các nước gỡ bỏ các biện pháp y tế như đeo khẩu trang, thực hiện giãn cách xã hội và hạn chế đi lại tại các nước.

Thêm vào đó, việc các nước chưa hoàn tất chiến dịch tiêm chủng bao phủ và cụ thể là nhóm người có nguy cơ trở nặng khi mắc COVID-19 cũng là một phần nguyên nhân khiến dịch bệnh trầm trọng hơn.

Yếu tố thứ 3 theo bà khiến số ca lây nhiễm gia tăng là những thông tin sai lệch cho rằng Omicron chỉ là biến thể nhẹ và dịch đã qua đi. Bà Maria van Kerkhove nhấn mạnh thế giới cần một hệ thống giám sát mạnh mẽ dịch COVID-19 và bất chấp tất cả những thách thức mà các nước đang phải đối mặt, cần duy trì tiến hành các xét nghiệm thường xuyên.

WHO cảnh báo tình hình dịch bệnh tại mỗi nước khác nhau, do đó cần cảnh giác ứng phó kịp thời với dịch bệnh khi dịch bệnh vẫn chưa chấm dứt.

Theo báo cáo của WHO, tính đến này 12/3, số ca mắc COVID-19 trên toàn cầu đến nay đã vượt 460 triệu ca, trong đó có hơn 6 triệu người không qua khỏi.

Theo TTXVN

Các tin khác


Khuyến cáo về các triệu chứng hậu Covid-19

Trưởng nhóm Quản lý lâm sàng tại Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Tiến sĩ Janet Diaz nhận định, đa số các triệu chứng hậu Covid-19 thường kéo dài từ hai tháng trở lên.

Nga và Ukraine tạm dừng kỹ thuật vòng đàm phán thứ tư

Cố vấn Chánh Văn phòng Tổng thống Ukraine, ông Mykhailo Podolyak cho biết, vòng đàm phán thứ 4 đã tạm dừng kỹ thuật để "các phân nhóm công tác làm việc thêm và để làm rõ các định nghĩa nhất định”.

Khả năng châu Âu có thể cấp tốc khởi động Dòng chảy phương Bắc 2

Dự án đường ống dẫn khí đốt Dòng chảy phương Bắc 2 (Nord Stream 2) có thể trở thành ưu tiên hàng đầu của châu Âu, nếu quá trình vận chuyển khí đốt của Nga qua Ukraine dừng lại.

Số ca mắc COVID-19 tăng mạnh tại châu Âu

Trong tuần qua, gần một nửa các quốc gia châu Âu ghi nhận số ca mắc COVID-19 mới tăng vọt.

Thế giới ghi nhận trên 457,4 triệu ca mắc, 6 triệu ca tử vong do COVID-19

Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 21h00 ngày 13/3 theo giờ Việt Nam, thế giới đã ghi nhận tổng cộng 457.405.715 ca mắc COVID-19, trong đó có 6.064.256 ca tử vong.

IMF loại trừ khả năng khủng hoảng tài chính toàn cầu trong trường hợp Nga vỡ nợ

Ngày 13/3, Giám đốc điều hành Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) Kristalina Georgieva nhận định rằng Nga có thể vỡ nợ do hậu quả của các biện pháp trừng phạt chưa từng có mà phương Tây áp đặt sau khi Moskva tiến hành "chiến dịch quân sự đặc biệt" tại Ukraine, nhưng điều này sẽ không gây ra một cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục