Chỉ 6 tháng sau khi mắc COVID-19 với các triệu chứng nhẹ, Nolan, cậu bé 12 tuổi sống tại thị trấn Crown Point, bang Indiana (Mỹ) đã được chẩn đoán mắc tiểu đường tuýp 1.
Nolan Balcitis ngồi trước nhà ở thị trấn Crown Point. Ảnh: AP
Theo hãng tin AP, cũng giống như cha mẹ của Nolan, các nhà khoa học ở Mỹ và nhiều nơi khác đang thắc mắc rằng liệu bệnh tiểu đường của cậu bé có liên quan đến virus SARS-CoV-2 hay không.
Trước đó, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng ở những người mắc bệnh tiểu đường, COVID-19 có thể làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh và dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều mối liên hệ có thể xảy ra khác. Một nghiên cứu mới đây đã chỉ ra bằng chứng cho thấy virus SARS-CoV-2 có thể tấn công các tế bào sản xuất insulin trong tuyến tụy - quá trình này có thể gây ra bệnh tiểu đường tạm thời ở những người dễ tổn thương.
Tuy nhiên, một số chuyên gia cho biết các biện pháp phòng chống đại dịch COVID-19 cũng có thể là nguyên nhân gây ra căn bệnh này. Các yếu tố đó bao gồm trì hoãn chăm sóc y tế ở những người có dấu hiệu ban đầu của bệnh, thói quen ăn uống không lành mạnh và ít hoạt động ở những người đã có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.
Báo cáo của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) đã xem xét 2 cơ sở dữ liệu lớn của Mỹ về các trường hợp mắc bệnh tiểu đường mới, từ tháng 3/2020 đến tháng 6/2021. Kết quả cho thấy căn bệnh này đã tăng lên đáng kể ở trẻ em từng mắc COVID-19. Báo cáo không phân biệt giữa tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2.
Ảnh minh hoạ: Shutterstock
Trong những năm gần đây, tỷ lệ mắc cả hai tuýp bệnh tiểu đường này đều gia tăng ở trẻ em. Các báo cáo ở châu Âu và một số bệnh viện Mỹ cho thấy tình trạng này đã tăng nhanh trong thời kỳ đại dịch.
Tiến sĩ Inas Thomas, chuyên gia tại Bệnh viện Nhi đồng Mott thuộc Đại học Michigan cho biết: "Tôi nghĩ tất cả chúng ta đều có chút lo lắng”. Bệnh viện của ông Thomas đã chứng kiến tỷ lệ bệnh nhân mắc tiểu đường tuýp 1 tăng 30% so với những năm trước đại dịch. Bà lo ngại điều này có liên quan đến bệnh COVID-19.
"Chúng tôi chưa rõ liệu COVID-19 đã ảnh hưởng trực tiếp đến căn bệnh này hay do một số yếu tố khác chưa được hiểu đầy đủ. Chúng tôi hy vọng rằng xu hướng này có thể giúp chúng tôi tìm ra nguyên nhân gây bệnh tiểu đường tuýp 1”, bà Thomas nói .
Song Tiến sĩ Rasa Kazlauskaite, chuyên gia về bệnh tiểu đường tại Trung tâm Y tế Đại học Chicago, nhận định rằng các loại thuốc chống viêm steroid ở những bệnh nhân nhập viện vì COVID-19 có thể làm tăng lượng đường trong máu dẫn đến bệnh tiểu đường. Bệnh có thể tự khỏi sau khi ngừng sử dụng steroid, nhưng không phải lúc nào cũng vậy. Bà Rasa cho biết căng thẳng do COVID-19 và các bệnh khác cũng có thể gây ra lượng đường trong máu cao và bệnh tiểu đường tạm thời.
Tiến sĩ Morten Bjerregaard-Andersen, chuyên gia về bệnh tiểu đường tại Bệnh viện Tây Nam Jutland cho biết: "Theo lý thuyết, việc sản xuất insulin ở người mắc COVID-19 sẽ bị tổn hại nhiều hơn so với khi không mắc bệnh”.
Bệnh tiểu đường tuýp 1, xảy ra khi tuyến tụy sản xuất ít hoặc không sản xuất insulin, loại hormone điều chỉnh lượng đường trong máu. Nguyên nhân của tình trạng này là do rối loạn tự miễn, dẫn đến hệ thống phòng thủ của cơ thể tấn công và phá hủy các tế bào sản xuất insulin trong tuyến tụy. Bệnh nhân phải sử dụng insulin để kiểm soát tình trạng mãn tính.
Bệnh tiểu đường tuýp 2, chủ yếu ảnh hưởng đến người lớn, phát triển khi cơ thể kháng insulin, khiến lượng đường trong máu được điều chỉnh kém. Nguyên nhân có thể do di truyền, thừa cân, lười vận động và thói quen ăn uống không lành mạnh. Căn bệnh này có thể được điều trị hoặc đảo ngược bằng cách thay đổi lối sống.
Trên toàn cầu, đã có trên 540 triệu người mắc bệnh tiểu đường, trong đó có khoảng 37 triệu ca ở Mỹ. Các bác sĩ lo lắng COVID-19 và lối sống trì trệ trong đại dịch có thể là một trong những nguyên nhân khiến căn bệnh này tăng vọt.
Theo Báo Tin tức
Trong tuần qua, gần một nửa các quốc gia châu Âu ghi nhận số ca mắc COVID-19 mới tăng vọt.
Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 21h00 ngày 13/3 theo giờ Việt Nam, thế giới đã ghi nhận tổng cộng 457.405.715 ca mắc COVID-19, trong đó có 6.064.256 ca tử vong.
Ngày 13/3, Giám đốc điều hành Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) Kristalina Georgieva nhận định rằng Nga có thể vỡ nợ do hậu quả của các biện pháp trừng phạt chưa từng có mà phương Tây áp đặt sau khi Moskva tiến hành "chiến dịch quân sự đặc biệt" tại Ukraine, nhưng điều này sẽ không gây ra một cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Các nhà đàm phán Nga và Ukraine đã tiến hành 3 vòng đàm phán tại Belarus để giải quyết tình hình và cuộc đàm phán trực tuyến giữa các phái đoàn của Kiev và Moskva sẽ diễn ra trong ngày 14/3.
Ngày 13/3, Trung Quốc ghi nhận 1.807 ca lây nhiễm trong cộng đồng. Cùng với hơn 1.400 ca không triệu chứng được phát hiện cùng ngày, số ca nhiễm theo ngày ở Trung Quốc lên tới gần 3.400 ca, tăng gấp đôi so với một ngày trước đó và lên mức cao nhất trong 2 năm qua.
Caracas sẵn sàng khôi phục thương mại trong lĩnh vực dầu khí với Mỹ với điều kiện Washington công nhận tính hợp pháp của Tổng thống Nicolas Maduro.