Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 21h00 ngày 13/3 theo giờ Việt Nam, thế giới đã ghi nhận tổng cộng 457.405.715 ca mắc COVID-19, trong đó có 6.064.256 ca tử vong.
Hơn 390 triệu người đã bình phục; hiện còn 65.535 người đang phải điều trị tích cực. Mỹ hiện là nước bị ảnh hưởng nhất với hơn 81,1 triệu ca mắc và 993.693 ca tử vong. Ấn Độ đứng thứ hai thế giới về số ca mắc, với hơn 42,9 triệu ca, trong khi Brazil đứng thứ hai về số ca tử vong, với 654.993 ca.
Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân COVID-19 tại bệnh viện ở Sao Paulo, Brazil. Ảnh: AFP/TTXVN
Châu Âu là khu vực bị ảnh hưởng nhất, hiện ghi nhận hơn 164 triệu ca mắc, trong đó có hơn 1,7 triệu ca tử vong. Tiếp theo là châu Á với hơn 125 triệu ca mắc và hơn 1,3 triệu ca tử vong. Khu vực Bắc Mỹ ghi nhận hơn 95,6 triệu ca mắc, với số ca tử vong cao hơn châu Á (hơn 1,4 triệu ca". Trong khi đó, khu vực Nam Mỹ ghi nhận hơn 55,2 triệu ca mắc và hơn 1,2 triệu ca tử vong. Châu Phi có hơn 11,6 triệu ca mắc và hơn 251.000 ca tử vong; châu Đại Dương có hơn 4,2 triệu ca mắc và hơn 8.200 ca tử vong.
Tình hình dịch bệnh tại châu Á tiếp tục diễn biến phức tạp. Trung Quốc đại lục ngày 13/3 ghi nhận 1.807 ca lây nhiễm mới trong cộng đồng - mức cao nhất trong 2 năm qua và gấp hơn 3 lần so với 476 ca ghi nhận ngày 12/3. Số ca mắc mới tăng mạnh trên toàn quốc buộc nhà chức trách Trung Quốc phải đóng cửa trường học ở Thượng Hải và áp lệnh phong tỏa ở một vài thành phố ở miền Đông Bắc.
Đặc biệt, chính quyền thành phố Thâm Quyến (miền Nam Trung Quốc) đã ban bố lệnh phong tỏa thành phố ngày 13/3 sau khi ghi nhận 66 ca mắc mới ở thành phố này. Trong những ngày gần đây thành phố này đã đóng cửa các địa điểm tổ chức sự kiện không thiết yếu và cấm các nhà hàng phục vụ khách ăn tại chỗ.
Trong khi đó, Hàn Quốc đang đối mặt làn sóng lây nhiễm mạnh nhất kể từ khi dịch bùng phát, theo đó ngày thứ 2 liên tiếp ghi nhận số ca mắc mới ở mức trên 350.000. Cụ thể, Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hàn Quốc (KDCA) ngày 13/3 ghi nhận 350.190 ca mắc mới, trong đó có 350.157 ca lây nhiễm trong cộng đồng, nâng tổng số ca bệnh từ đầu dịch đến nay lên 6.556.453 ca. Trong bối cảnh đó, Chính phủ Hàn Quốc tiếp tục điều chỉnh quy định về phòng chống dịch.
Từ ngày 14/3, kết quả xét nghiệm kháng nguyên nhanh do các cơ sở y tế thực hiện sẽ được chấp nhận để chính thức xác nhận trường hợp mắc COVID-19, không cần phải thực hiện xét nghiệm PCR. Từ ngày 21/3, người Hàn Quốc và du khách nước ngoài đã tiêm phòng đầy đủ được miễn tự cách ly 7 ngày, ngoại trừ những người đến từ các nước Pakistan, Uzbekistan, Ukraine và Myanmar.
Trong khi đó, Mông Cổ ngày 13/3 ghi nhận 94 ca nhiễm mới trong 24 giờ qua - lần đầu tiên dưới 100 ca/ngày kể từ ngày 27/12/2021. Tất cả các ca nhiễm mới này đều là lây nhiễm trong cộng đồng, theo đó tổng số ca nhiễm ở nước này tăng lên 467.970 ca. Nước này không ghi nhận ca tử vong nào trong 3 ngày qua. Tổng số ca tử vong hiện là 4.412 ca.
Tại châu Âu, Pháp lên kế hoạch tiêm mũi vaccine thứ 4. Thủ tướng Jean Castex cho biết từ ngày 14/3 nước này sẽ bắt đầu triển khai tiêm mũi vaccine thứ 4 ngừa COVID-19 cho người từ 80 tuổi trở lên đã được tiêm mũi tăng cường. Chương trình tiêm chủng cũng sẽ mở rộng triển khai đối với những người có hệ miễn dịch kém - nhóm đến nay vẫn chưa phải là đối tượng được tiêm vaccine ngừa COVID-19. Pháp đang chứng kiến số ca mắc mới COVID-19 tăng trở lại, theo đó ngày 12/3 ghi nhận 72.443 ca mắc mới.
Liên quan liệu pháp điều trị bệnh nhân COVID-19 thể nặng, một nghiên cứu lâm sàng giai đoạn 2 đang được Đại học Phẫu thuật Hoàng gia Ireland (RCSI) và Viện Khoa học Y tế Dublin triển khai thực hiện, theo đó các bệnh nhân COVID-19 thể nặng được điều trị bằng protein ức chế viêm nhiễm, đặc biệt là viêm đường hô hấp.
Nghiên cứu đánh giá hiệu quả sử dụng protein có enzyme ức chế viêm alpha -1 antitrypsin (AAT) để điều trị bệnh nhân COVID-19 có tình trạng bệnh tiến triển đến cấp độ suy hô hấp cấp (ARDS), trong đó bệnh nhân bị tổn thương đường thở, suy hô hấp và tăng nguy cơ tử vong, Hiện các biện pháp điều trị bệnh nhân COVID-19 thể ARDS còn rất hạn chế. Kết quả cho thấy liệu pháp điều trị với protein AAT giảm tình trạng viêm nhiễm sau 1 tuần. Liệu pháp này an toàn, không cản trở cơ thể bệnh nhân tự sinh phản ứng miễn dịch với COVID-19.
Trong khi đó, Viện ung thư HCF của Ấn Độ đã thực hiện một nghiên cứu cho thấy phương pháp sinh học tổng hợp là phương tiện mới đầy hứa hẹn để đưa vaccine vào cơ thể người. Viện trưởng HCF, Tiến sĩ Vishal Rao cho biết có thể điều chỉnh tế bào hồng cầu để vận chuyển các chất virus, giúp kích thích một cách an toàn hệ miễn dịch bảo vệ cơ thể trước virus SARS-CoV-2. Theo Tiến sĩ Vishal, Ấn Độ hiện đang đầu tư nhiều hơn vào các nghiên cứu liên quan đến phương pháp sinh học tổng hợp, không chỉ nhằm đối phó với SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 mà còn cả các bệnh mãn tính khác.
Theo TTXVN
Kết thúc cuộc điện đàm kéo dài gần 2 giờ vào tối 12/3 (giờ Việt Nam), Tổng thống Nga Vladimir Putin, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã nhất trí tiếp tục xúc tiến các cuộc tiếp xúc về vấn đề Ukraine trong thời gian tới.
Giữa Nga và Mỹ không thể có niềm tin với nhau khi Washington áp đặt hàng loạt lệnh trừng phạt chưa từng có nhằm vào Moskva và Nga kiên quyết bảo vệ các lợi ích của mình. Đây là tuyên bố của Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov trên kênh truyền hình Channel One ngày 12/3.
Nhằm tiếp tục hỗ trợ quá trình sơ tán của bà con người Việt sinh sống tại Ukraine, tối 11/3, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao có thư ngỏ, gửi thông tin tới các Hội đoàn người Việt Nam tại Ukraine, Ba Lan, Romania, Hungary, Slovakia, Séc và Đức, hỗ trợ bà con đăng ký các chuyến bay về nước và liên hệ trong trường hợp cần thiết.
Theo trang mạng worldometer.info, trong vòng 24 giờ qua, thế giới ghi nhận trên 1,6 triệu ca mắc COVID-19 và trên 5.100 ca tử vong. Tổng số ca mắc từ đầu dịch tới nay đã vượt 454,7 triệu ca, trong đó trên 6,05 triệu ca tử vong.
Ngày 10/3, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov khẳng định Moskva muốn giải quyết các vấn đề an ninh của các nước châu Âu bằng con đường ngoại giao.
Sáng kiến ngoại giao ít người nghĩ tới chỉ vài tuần trước: Trung Quốc có thể làm trung gian hoà giải cho cuộc khủng hoảng Ukraine, giành lấy vị thế ngoại giao như một người kiến tạo hòa bình.