Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, ngày 24/3, Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản (MHLW) quyết định sẽ tiêm mũi vaccine ngừa Covid-19 thứ 4 để tăng cường khả năng miễn dịch cho người dân.
Nhân viên y tế tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Osaka, Nhật Bản. (Ảnh: Kyodo/TTXVN)
Quyết định trên được đưa ra sau khi một hội đồng chuyên gia của MHLW phê chuẩn kế hoạch tiêm mũi vaccine thứ 4 với lý do hiệu quả phòng dịch của vaccine có xu hướng giảm sau một thời gian nhất định.
Tuy nhiên, cho tới thời điểm này, MHLW vẫn chưa quyết định thời điểm triển khai và đối tượng được tiêm mũi thứ 4 cũng như khoảng cách giữa các mũi tiêm thứ 3 và thứ 4.
Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản Hirokazu Matsuno cho biết, chính phủ sẽ đưa ra quyết định sau khi lắng nghe ý kiến của các chuyên gia.
Nhiều khả năng Nhật Bản sẽ sử dụng vaccine ngừa Covid-19 của hãng Pfizer Inc. hoặc Moderna Inc. để tiêm mũi thứ 4 vì trước đó Chính phủ Nhật Bản đã quyết định mua thêm 145 triệu liều vaccine ngừa Covid-19 của các hai hãng này.
Mặt khác, khác với ba mũi đầu tiên, người tiêm mũi thứ 4 có thể sẽ mất phí.
Ngoài Nhật Bản, Israel và Vương quốc Anh đã khuyến nghị tiêm mũi vaccine thứ 4, nhưng chỉ giới hạn ở các nhân viên y tế và những người có nguy cơ gặp triệu chứng nặng.
Các số liệu thống kê của Chính phủ Nhật Bản cho thấy tới ngày 23/3, có hơn 102,23 triệu người ở nước này đã được tiêm ít nhất 1 mũi, trong đó có gần 100,54 triệu người đã được tiêm mũi thứ 2. Riêng đối với mũi thứ 3, có hơn 46,64 triệu người ở nước này đã được tiêm, chiếm khoảng 37% dân số.
Trong ngày 24/3, Nhật Bản ghi nhận thêm 49.930 ca mắc mới, giảm 3.600 ca so với một tuần trước đó nhưng lại tăng 8.892 ca so với một ngày trước đó.
Số ca tử vong vì dịch Covid-19 cũng tăng 4 ca so với một ngày trước đó lên 126 người.
Riêng tại thủ đô Tokyo, số ca mắc mới tăng 414 so với một tuần trước đó lên 8.875 ca. Đây là lần đầu tiên kể từ ngày 3/3, số ca mắc mới ở thành phố này tăng trở lại.
TheoNhandan
Ngày 22/3, Đại sứ Nga tại Mỹ Anatoly Antonov nêu rõ, việc chuyển vũ khí, khí tài quân sự và đưa lính đánh thuê tới Ukraine là những chính sách hết sức nguy hiểm, đe dọa trực tiếp tới an ninh châu Âu và toàn cầu.
Theo kế hoạch, ngày 23/3, Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ cùng Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin đến Brussels (Bỉ), nơi đặt trụ sở của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và Liên minh châu Âu (EU), để tham dự các cuộc họp với các nhà lãnh đạo cấp cao khác. Sau đó, Tổng thống Biden dự định đến Ba Lan, nước đồng minh có chung biên giới với Ukraine.
Theo số liệu của Bộ Y tế Pháp công bố ngày 22/3, nước này ghi nhận số ca mắc mới COVID-19 tăng cao nhất kể từ đầu tháng 2 vừa qua, với 180.777 ca ghi nhận trong 24 giờ qua, trong khi số ca nhập viện cũng tăng ngày thứ 3 liên tiếp.
Liên minh châu Âu (EU) đã chính thức thông qua định hướng chiến lược về an ninh, quốc phòng mới, trong đó nổi bật là kế hoạch lập quân đội riêng và tăng chi tiêu quân sự. Với những bước đi nhiều tham vọng ngay trong thập niên này, định hướng mới được kỳ vọng giúp nâng cao năng lực và quyền tự chủ chiến lược của "liên minh cờ xanh” trong bối cảnh quốc tế phức tạp.
Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, ngày 22/3, người phát ngôn Điện Kremlin, ông Dmitry Peskov một lần nữa nhấn mạnh chiếm đóng Ukraine không phải là mục tiêu của Nga.
Dữ liệu mới từ một nghiên cứu tại Mỹ cho kết quả hầu hết trẻ em và thiếu niên sẽ không còn kháng thể với virus SARS-CoV-2 sau khi hồi phục COVID-19.