Những người đã tiêm 3 mũi vaccine ngừa COVID-19 sẽ khỏi các triệu chứng do nhiễm biến thể Omicron sớm hơn 3 ngày so với những người nhiễm biến thể Delta.


Hình minh họa biến thể Omicron và các mũi tiêm vaccine. Ảnh: AFP
Theo hãng tin AFP, đây là kết quả từ một nghiên cứu của ứng dụng trên điện thoại có tên ZOE với sự tham gia của hơn 63.000 người trong độ tuổi 16-99 đã tiêm vaccine ở Anh. Những người này đã mắc COVID-19 trong khoảng thời gian từ tháng 6/2021 đến tháng 1/2022. Nghiên cứu được xuất bản trên tạp chí y khoa Lancet ngày 8/4.

Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng những người bị nhiễm biến thể Omicron ít có khả năng mất khứu giác cũng như có những triệu chứng nhẹ. Chỉ có 17% người nhiễm Omicron mất khứu giác, trong khi tỷ lệ đó ở những bệnh nhân mắc Delta là 53%. Tuy nhiên, biến thể Omicron khiến người mắc dễ có triệu chứng đau họng hơn hơn biến thể Delta.

Đối với những người đã tiêm đủ 2 liều vaccine và thêm một mũi tăng cường, các triệu chứng khi nhiễm Omicron chỉ kéo dài trung bình 4,4 ngày, trong khi đối với biến thể Delta là 7,7 ngày.

Với những người đã tiêm đủ 2 liều vaccine nhưng chưa tiêm mũi tăng cường, các triệu chứng khi nhiễm Omicron kéo dài 8,3 ngày, trong khi triệu chứng nhiễm biến thể Delta kéo dài 9,6 ngày.

Các nhà nghiên cứu cho hay sự phục hồi nhanh hơn đồng nghĩa với "thời gian lây nhiễm có thể ngắn hơn, và từ đó có tác động đến các chính sách y tế tại nơi làm việc và hướng dẫn sức khỏe cộng đồng”.

Nghiên cứu sẽ được trình bày tại Hội nghị Châu Âu về vi sinh lâm sàng và các bệnh truyền nhiễm tổ chức ở Lisbon vào cuối tháng này.

Tác giả nghiên cứu Cristina Menni làm việc tại Đại học King's London cho biết đây là nghiên cứu đầu tiên đạt được số lượng lớn người tham gia như vậy nhằm đánh giá và so sánh các triệu chứng khác nhau của hai biến thể.


                                          TheoBaotintuc

Các tin khác


Nga muốn duy trì quan hệ ngoại giao với các nước phương Tây

Ngày 6/4, hãng thông tấn Interfax dẫn phát biểu của Thứ trưởng Ngoại giao Nga Alexander Grushko cho biết Nga mong muốn duy trì quan hệ ngoại giao với các nước phương Tây, ngay cả khi những nước này liên tiếp trục xuất các nhân viên ngoại giao của Moskva.

Trung Quốc ghi nhận trên 20.000 ca mắc COVID-19 trong ngày

Ngày 6/4, Trung Quốc đại lục ghi nhận hơn 20.000 ca mắc mới COVID-19, mức cao nhất kể từ khi đại dịch bùng phát, trong bối cảnh thành phố Thượng Hải bắt đầu triển khai đợt xét nghiệm diện rộng mới đối với hàng triệu cư dân.

Châu Âu đối mặt khó khăn kép

Nền kinh tế Liên minh châu Âu (EU) có nguy cơ rơi vào thế gọng kìm khi lạm phát tăng nóng nhưng tăng trưởng trì trệ. Các nhà hoạch định chính sách của khối đang đứng trước bài toán khó là làm sao xoa dịu cơn bão giá mà không cản trở đà phục hồi kinh tế sau đại dịch Covid-19.

Lý do những nơi phòng dịch nghiêm ngặt lại bị Omicron tàng hình tấn công mạnh hơn

Miễn dịch do lây nhiễm tự nhiên hoăc tiêm chủng là yếu tố quan trọng nhất trong nỗ lực kiểm soát COVID-19 hiện nay. Đây cũng là yếu tố giải thích lý do một số quốc gia áp đặt hạn chế nghiêm ngặt lại bị chủng phụ của Omicron tấn công nặng nề hơn.

IMF đề xuất chiến lược ứng phó dịch Covid-19 trị giá hàng chục tỷ USD

Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) phối hợp Liên minh đổi mới sáng tạo sẵn sàng cho dịch bệnh (CEPI), các quỹ Global Fund và Wellcome Trust công bố một báo cáo có tên Chiến lược toàn cầu quản lý rủi ro dài hạn của dịch Covid-19.

Trung Quốc kêu gọi Ukraine và Nga hòa đàm đến khi đạt thỏa thuận ngừng bắn

Trung Quốc hy vọng Ukraine và Nga sẽ tiếp tục tiến hành các cuộc đàm phán cho đến khi đạt được một thỏa thuận ngừng bắn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục