Châu Á vẫn duy trì được tốc độ hội nhập kinh tế bất chấp dịch Covid-19 gây tác động nặng nề. Đánh giá này nằm trong báo cáo "Triển vọng kinh tế và Quá trình hội nhập của châu Á” được Diễn đàn châu Á Bác Ngao (BFA) công bố ngày 20/4.


Nền kinh tế Việt Nam được dự báo sẽ phục hồi và tăng trưởng mạnh mẽ trong năm 2022-2023. (Ảnh: THÀNH ĐẠT)

Báo cáo dẫn số liệu của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cho biết châu Á vẫn đang trong quá trình phục hồi kinh tế và dự kiến tăng trưởng khoảng 5,2% năm 2022. Báo cáo cho rằng vẫn còn nhiều yếu tố tác động đến tăng trưởng kinh tế khu vực năm 2022 như đại dịch, nợ công và nguồn cung các sản phẩm thiết yếu.

Về triển vọng kinh tế của châu Á, báo cáo nhấn mạnh khu vực đang tạo động lực mới cho việc xây dựng các quy định kinh tế và thương mại trên thế giới. Về dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), các nền kinh tế châu Á vượt trội so với mức trung bình toàn cầu vào năm 2020, cho thấy chuỗi sản xuất khu vực không bị ảnh hưởng đáng kể bởi dịch Covid-19 và căng thẳng thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ.

Diễn đàn thường niên châu Á Bác Ngao 2022 diễn ra trong ba ngày (20-22/4), tại tỉnh Hải Nam (Trung Quốc) với chủ đề "Dịch bệnh và thế giới: Chung tay thúc đẩy phát triển toàn cầu, xây dựng tương lai chung”. Với hơn 30 hoạt động, diễn đàn thảo luận các vấn đề đang được cộng đồng quốc tế quan tâm nhất hiện nay là phục hồi kinh tế thế giới và phát triển bền vững sau đại dịch. Diễn đàn này do 25 nước châu Á và Australia thành lập năm 2001 nhằm tạo môi trường đối thoại cấp cao để thúc đẩy hợp tác kinh tế, hỗ trợ cho sự phát triển bền vững của kinh tế khu vực châu Á.

Theo Báo Nhân Dân

Các tin khác


Mỹ, Anh, Canada cam kết hỗ trợ vũ khí pháo binh cho Ukraine

Lãnh đạo các nước Mỹ, Anh và Canada ngày 19/4 cam kết gửi thêm vũ khí pháo binh cho Ukraine trong bối cảnh Nga thông báo bước vào giai đoạn mới của chiến dịch quân sự đặc biệt, tập trung vào các khu vực ở miền đông Ukraine.

Số ca mắc mới COVID-19 tăng trở lại ở 50% số bang của Mỹ

Theo dữ liệu mới nhất của Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) của Mỹ, số ca mắc mới COVID-19 đang gia tăng ở hơn một nửa số bang của nước này do sự lây lan dòng phụ BA.2 của biến thể Omicron.

COVID-19 tới 6 giờ sáng 19/4: Ca mắc và tử vong trên toàn cầu giảm mạnh; Australia bỏ xét nghiệm với khách quốc tế

Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận thêm 285.481 trường hợp mắc COVID-19 và 1.111 ca tử vong. Tới nay, tổng số ca mắc COVID-19 trên toàn cầu đã vượt 504 triệu ca, trong đó trên 6,22 triệu người không qua khỏi.

Vấn đề di cư: Trung Mỹ tiếp tục là điểm nóng trên hành trình đến Mỹ

Tình trạng gia tăng dòng người di cư bất thường vào Panama thông qua rừng rậm Darien đầy rẫy hiểm nguy một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh báo về khu vực Trung Mỹ, điểm nóng tập trung hàng nghìn người đến từ khắp nơi trên thế giới nhưng có chung mục đích là tìm kiếm cơ hội tới Mỹ.

Chưa đồng thuận về thuế doanh nghiệp tối thiểu toàn cầu

Là một trong những khu vực đi đầu nỗ lực áp thuế doanh nghiệp tối thiểu toàn cầu, song các nước Liên minh châu Âu (EU) chưa thể thống nhất cách thức áp dụng mức thuế trên toàn khối. Mới đây, Ba Lan đã phủ quyết một thỏa thuận do Pháp đề xuất về vấn đề này.

Nhiều nước dỡ bỏ tình trạng khẩn cấp y tế

Chính phủ Brazil thông báo sẽ dỡ bỏ các biện pháp khẩn cấp về y tế công cộng trong những ngày tới nhằm đưa đất nước trở lại trạng thái bình thường. Cho đến nay, hơn 660.000 người nước này đã chết do Covid-19. Tuy nhiên, số người mắc và chết do Covid-19 tại nước này đã giảm mạnh sau khi chính quyền đẩy mạnh chương trình tiêm chủng, với khoảng 75% trong số 212 triệu người dân tiêm đủ liều vắc-xin ngừa Covid-19.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục