Tình trạng gia tăng dòng người di cư bất thường vào Panama thông qua rừng rậm Darien đầy rẫy hiểm nguy một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh báo về khu vực Trung Mỹ, điểm nóng tập trung hàng nghìn người đến từ khắp nơi trên thế giới nhưng có chung mục đích là tìm kiếm cơ hội tới Mỹ.



Người di cư mang theo con nhỏ được chuyển từ làng Bajo Chiquito tới trạm tiếp nhận ở Lajas Blancas, tỉnh Darien, Panama, ngày 23/8/2021. Ảnh: AFP/TTXVN

Theo số liệu chính thức, năm ngoái hơn 133.000 người di cư đã băng qua rừng rậm Darien, biên giới tự nhiên giữa Colombia, bất chấp những mối nguy hiểm tự nhiên và nguy cơ trở thành nạn nhân của các tổ chức buôn lậu, buôn người và tội phạm có tổ chức khác. Con số này tương đương với tổng số người ghi nhận trong cả thập kỉ trước đó. Chỉ riêng trong quý I/2022, Cơ quan Di trú Quốc gia Panama đã ghi nhận 13.425 người di cư bất hợp pháp qua con đường này, cao hơn gấp đôi so với con số 5.622 người của cùng kì năm ngoái.

Theo các cơ quan chức năng, năm ngoái người Haiti chiếm hơn 70% số người di cư, nguyên nhân chủ yếu là do cuộc khủng hoảng chính trị tại quê hương, hay do nạn thất nghiệp ở Brazil và Chile, nơi họ đã đến định cư từ gần một thập kỉ trước.

Trả lời phỏng vấn trước cuộc họp cấp bộ trưởng về di cư dự kiến diễn ra ngày 19-20/4 tại Panama, Ngoại trưởng Erika Mouynes nhận định khu vực cần có một chiến lược thống nhất để đối phó với cuộc khủng hoảng di cư, vì dòng người di cư luôn biến đổi không ngừng. Dự kiến cuộc họp sẽ có đại diện cấp cao của 22 quốc gia tham dự, trong đó phía Mỹ có Ngoại trưởng Anthony Blinken và Bộ trưởng An ninh Nội địa Alejandro Mayorkas. Thông tin chính thức cho biết phái đoàn Mỹ sẽ thúc đẩy cam kết của Washington trong hợp tác giải quyết những thách thức liên quan đến di cư bất hợp pháp trong khu vực, trong đó có việc giải quyết từ gốc rễ tình trạng này.  

Đại diện Cao ủy Liên hiệp quốc về người tị nạn (UNHCR) tại Honduras Andrés Celis nhấn mạnh dòng người di cư ồ ạt phản ánh nhu cầu cấp bách phải cải thiện điều kiện sống tại các quốc gia nguồn gốc, cũng như thúc đẩy các hành động có sự phối hợp và hỗ trợ lẫn nhau. Về phần mình, người đứng đầu phái bộ Panama của Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM) Santiago Paz dự báo dòng người di cư sẽ không dừng lại, và cho biết năm ngoái khu vực đã kêu gọi huy động 75 triệu USD để hỗ trợ tất cả các quốc gia bị ảnh hưởng.

Từ hàng thập kỉ nay, Tam giác Bắc Trung Mỹ -gồm Honduras, Guatemala và El Salvador- đã là điểm xuất phát của hàng chục nghìn người tìm đến Mỹ mỗi năm, vì lí do kinh tế, chính trị, hoặc để thoát khỏi bạo lực của các tổ chức tội phạm.  

Bất chấp các biện pháp thắt chặt nhập cư ở Mỹ và Mexico trong những năm gần đây, cũng như bi kịch của những người di cư mất tích duới bàn tay của tội phạm có tổ chức, dòng người  hướng đến Bắc Mỹ vẫn đạt kỉ lục. Trong năm tài khóa 2021, kết thúc vào tháng Chín năm ngoái, cơ quan chức năng Mỹ đã phát hiện hơn 1,7 triệu người nhập cư bất hợp pháp ở biên giới với Mexico. Mới đây nhất, ngày 17/4 vừa qua Viện Di trú Quốc gia Mexico (INM) cho biết từ đầu năm đến nay đã chặn lại 115.379 người di cư, chủ yếu đến từ các nước Trung Mỹ.

Theo TTXVN

Các tin khác


ASEAN và Mỹ tăng cường quan hệ đối tác

Trên cương vị Chủ tịch ASEAN năm 2022, Campuchia thông báo, ASEAN và Mỹ nhất trí tổ chức Hội nghị cấp cao đặc biệt giữa hai bên vào ngày 12 và 13/5/2022, tại thủ đô Washington của Mỹ.

Ukraine đề nghị G7 và IMF hỗ trợ tài chính 50 tỷ USD

Hãng thông tấn Sputinik dẫn lời ông Oleg Ustenko, Cố vấn kinh tế của Tổng thống Ukraine ngày 17/4 xác nhận Kiev đang đề nghị Nhóm các nền công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cung cấp khoản hỗ trợ tài chính lên đến 50 tỷ USD.

Iraq tìm kiếm cơ hội xuất khẩu thêm dầu vào thị trường châu Âu

Quan chức điều hành các dự án của Bộ Dầu mỏ Iraq - ông Shaker Mahmoud Khalaf ngày 17/4 cho biết Baghdad đang tìm kiếm thêm cơ hội xuất khẩu dầu sang châu Âu, trong bối cảnh nguồn cung từ Nga sụt giảm do cuộc khủng hoảng ở Ukraine.

5 lý do khiến Elon Musk dễ thất bại trong thương vụ mua đứt Twitter

Tỷ phú Elon Musk đang phải đối mặt với chỉ trích, phản đối từ nhiều phía trước kế hoạch muốn mua lại mạng xã hội Twitter với giá 43 tỉ USD, trả bằng tiền.

COVID-19 tới 6h sáng 16/4: Chưa thể thành bệnh đặc hữu, nguy cơ cao bùng phát những đợt dịch lớn

Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận trên 656.000 ca mắc COVID-19 và gần 2.000 ca tử vong. WHO cảnh báo sai lầm nếu cho rằng khi đại dịch COVID-19 dần hạ nhiệt và trở thành bệnh đặc hữu, mọi việc sẽ được giải quyết.

Thách thức mới với EU do lệnh cấm than của Nga

Lệnh cấm than đá của Nga khiến châu Âu càng dễ bị tổn thương hơn do giá năng lượng tăng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục