Ngày hôm nay, 18/5, Ủy ban châu Âu sẽ công bố kế hoạch trị giá 210 tỷ euro nhằm chấm dứt sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch của Nga từ năm 2027, và nhanh chóng chuyển sang năng lượng xanh.
EU chuẩn bị công bố kế hoạch thoát khỏi năng lượng hoá thạch từ Nga. Ảnh: Getty Images
Chiến dịch quân sự tại Ukraine của Nga – nhà cung cấp khí đốt hàng đầu cho châu Âu, đã khiến Liên minh châu Âu phải cân nhắc lại các chính sách năng lượng của mình trong bối cảnh lo ngại về những cú sốc nguồn cung ngày càng gia tăng. Nga cung cấp 40% lượng khí đốt và 27% lượng dầu nhập khẩu của EU và các nước trong liên minh đang chật vật tìm tiếng nói chung trong các biện pháp trừng phạt nhằm vào năng lượng Nga.
Theo tài liệu dự thảo mà Reuters đưa tin, để cắt giảm các loại nhiên liệu đó, Brussels sẽ đề xuất một kế hoạch gồm ba mũi nhọn: chuyển sang nhập khẩu nhiều khí đốt không phải của Nga, triển khai nhanh hơn năng lượng tái tạo và nỗ lực hơn nữa để tiết kiệm năng lượng.
Các biện pháp dự thảo, có thể thay đổi trước khi được công bố trong ngày 18/5 (theo giờ Brussels), cũng bao gồm sự kết hợp các luật của EU, những kế hoạch không bắt buộc và các khuyến nghị mà chính phủ các quốc gia thành viên liên minh có thể thực hiện.
Tổng hợp lại, Brussels dự kiến sẽ đầu tư 210 tỷ euro- mà khối đã có kế hoạch hỗ trợ bằng cách giải phóng thêm tiền từ quỹ phục hồi sau COVID-19, và kế hoạch này cuối cùng sẽ giúp làm giảm hàng tỷ euro mà châu Âu chi cho nhập khẩu nhiên liệu hóa thạch mỗi năm.
Kế hoạch của EU vạch ra một chương trình ngắn hạn cho các nguồn cung khí đốt không phải của Nga, nhấn mạnh tiềm năng tăng nhập khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) từ các quốc gia như Ai Cập, Israel và Nigeria, cũng như những cơ sở hạ tầng cần thiết để "xoay trục” khỏi Nga.
Nhu cầu khí đốt của châu Âu dự kiến sẽ giảm khoảng 1/3 vào năm 2030 theo các mục tiêu của khối nhằm chống lại biến đổi khí hậu. Và các đề xuất dự kiến sẽ phác thảo mục tiêu sản xuất 10 triệu tấn hydro tái tạo vào năm 2030 và nhập khẩu 10 triệu tấn khác - có thể được sử dụng để thay thế khí đốt trong công nghiệp, nhằm tránh nhiều năm bị kẹt về lượng khí thải.
Ủy ban châu Âu hiện đang xem xét đề xuất các mục tiêu cao hơn để mở rộng năng lượng tái tạo và sử dụng năng lượng hiệu quả, với 45% thị phần năng lượng tái tạo vào năm 2030, thay thế cho đề xuất 40% hiện tại. Việc cắt giảm 13% mức tiêu thụ năng lượng của EU vào năm 2030, so với mức sử dụng dự kiến, cũng đang được thảo luận để thay thế đề xuất 9% hiện tại.
Các phần khác của gói 3 mục tiêu bao gồm một luật được sửa đổi, cho phép cấp giấy phép đơn giản hóa trong một năm cho một số dự án năng lượng gió và năng lượng mặt trời, nhằm cắt giảm thời hạn cấp phép kéo dài nhiều năm khiến các dự án như vậy bị trì hoãn.
Các kế hoạch mới của EU nhằm bắt đầu triển khai năng lượng mặt trời quy mô lớn cũng sẽ cố gắng cắt giảm năng lượng chạy bằng khí đốt và hệ thống sưởi trong nhà, văn phòng và nhà máy, bằng cách yêu cầu các quốc gia thành viên lắp đặt thiết bị năng lượng mặt trời trong tất cả các tòa nhà công cộng mới, kể từ năm 2025.
Theo Báo Tin tức
Theo phóng viên TTXVN tại Bắc Kinh, các chuyên gia dịch tễ Trung Quốc cho rằng sau khi phần lớn người trưởng thành tại nước này đã tiêm đủ 2 mũi vaccine ngừa COVID-19 và mũi tiêm tăng cường thì trẻ em lại là đối tượng dễ bị virus SARS-CoV-2 tấn công nhất và trên thực tế ngày càng có nhiều trẻ em bị mắc COVID-19.
Theo hãng tin Reuters, ngày 16/5, Chính phủ của đảng Dân chủ Xã hội Thụy Điển đã đưa ra quyết định chính thức nộp đơn xin gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), theo bước nước láng giềng Phần Lan.
Tháp tùng chuyến công tác của Thủ tướng Phạm Minh Chính và Ðoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị cấp cao đặc biệt ASEAN-Hoa Kỳ, chúng tôi đến thủ đô Washington D.C của "xứ cờ hoa” đúng vào dịp giao mùa. Thành phố thanh bình bên dòng Potomac có rất nhiều hồ nước trong xanh soi bóng nhiều công trình kiến trúc tuyệt đẹp, tráng lệ như đang có một sức sống mới bởi những thảm cây xanh mang mầu lá mới.
Liên minh châu Âu (EU) chuẩn bị đưa ra giải pháp cho các nhà nhập khẩu khí đốt của khối này để tránh vi phạm lệnh trừng phạt khi mua nhiên liệu từ Nga và vẫn đáp ứng yêu cầu của Tổng thống Nga Vladimir Putin về việc thanh toán bằng đồng ruble.
Hiệp hội Y khoa Australia cảnh báo nguy cơ số ca mắc COVID-19 tại nước này có thể tiếp tục tăng do yếu tố chủ quan của cộng đồng.
Ngày 14/5, ông Ibrahim Kalin, người phát ngôn của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết nước này đã đề xuất tiến hành đưa các binh sỹ bị thương đang cố thủ trong nhà máy thép Azovstal ở thành phố Mariupol, miền Nam Ukraine tới Thổ Nhĩ Kỳ bằng đường biển.