Theo phóng viên TTXN tại Algiers, Chủ tịch Ngân hàng Phát triển châu Phi (AfDB), ông Akinwumi Adesina, tuyên bố rằng ngân hàng này đã dành tổng cộng 1,5 tỷ USD viện trợ để ngăn chặn cuộc khủng hoảng lương thực ở lục địa châu Phi.


Phụ nữ và trẻ em tại trại tị nạn Kebribeyah, miền đông Ethiopia. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN

Tuyên bố này được ông Akinwumi Adesina đưa ra tại Đại hội cổ đông của tổ chức tài chính này, diễn ra hôm 23/5 tại Accra (Ghana). Ông cũng cho biết thêm: "Kế hoạch trị giá 1,5 tỷ USD này sẽ được sử dụng để giúp các quốc gia châu Phi nhanh chóng sản xuất lương thực nhằm bù đắp cho việc mất nguồn cung do tình hình hiện tại của thị trường quốc tế".

Một thông báo từ AfDB cho biết kế hoạch viện trợ này, được thông qua hôm 20/5 bởi hội đồng quản trị của ngân hàng, nhằm tăng sản lượng lúa mì, ngô, gạo và đậu nành trên lục địa. Theo AfDB, kế hoạch này sẽ mang lại lợi ích cho "20 triệu nông dân châu Phi, những người sẽ nhận được các loại hạt giống tốt và công nghệ phù hợp để nhanh chóng sản xuất 38 triệu tấn thực phẩm". Kế hoạch này cũng sẽ bao gồm các khoản vay "nhằm cung cấp phân bón với quy mô lớn cho các đại lý và các nhà bán buôn", cũng như hỗ trợ cải cách chính sách đất đai ở các quốc gia trên khắp lục địa.

Theo AfDB, giá lúa mì đã tăng hơn 45% ở châu Phi kể từ tháng 2. Giá phân bón đã tăng 300% và châu lục này đang phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt 2 triệu tấn phân bón.

Tình hình đặc biệt đáng lo ngại ở Sahel, nơi có tới 18 triệu người sẽ phải đối mặt với tình trạng mất an ninh lương thực nghiêm trọng trong ba tháng tới. Ngoài ra, từ miền nam Ethiopia đến miền bắc Kenya, trải dài qua đến Somalia (vùng Sừng châu Phi) cũng đang trong tình trạng hạn hán với gần 20 triệu người bị nạn đói đe dọa.

Theo TTXVN

Các tin khác


Nga thể hiện thiện chí tiếp tục đàm phán với Ukraine

Hãng tin AFP dẫn lời trưởng đoàn đàm phán Nga Vladimir Medinsky ngày 22/5 tuyên bố Moskva sẵn sàng nối lại tiến trình đàm phán, song cần có được sự nhất trí từ phía Kiev.

Hội nghị WEF được tổ chức trực tiếp tại Davos

Ngày 22/5, Hội nghị thường niên của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) đã được tổ chức trực tiếp tại Davos, Thụy Sĩ, sau hai năm gián đoạn kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát.

Nhật Bản siết chặt an ninh ở Tokyo trước chuyến thăm của Tổng thống Mỹ

Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, sáng 22/5, Nhật Bản đã siết chặt an ninh tại thủ đô Tokyo để chuẩn bị cho chuyến thăm chính thức của Tổng thống Mỹ Joe Biden và Hội nghị thượng đỉnh của nhóm Bộ Tứ (gồm Nhật Bản, Mỹ, Ấn Độ và Australia).

Triển vọng ảm đạm của kinh tế châu Âu

Cuộc xung đột Nga-Ukraine đã làm dấy lên một cuộc khủng hoảng kinh tế khắp châu Âu. Những lo ngại về chuỗi cung ứng và sự gia tăng giá năng lượng đã dẫn đến lạm phát lan rộng trên khắp lục địa.

WHO họp khẩn vì đợt bùng phát căn bệnh đậu mùa khỉ hiếm gặp

Tờ Telegraph của Anh đưa tin Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã tổ chức một cuộc họp khẩn cấp để thảo luận về đợt bùng phát virus đậu mùa khỉ đang lan rộng ở châu Âu.

Các Bộ trưởng phụ trách thương mại APEC thảo luận về Khu vực Thương mại Tự do châu Á – Thái Bình Dương

Sáng 21/5, Hội nghị các bộ trưởng phụ trách thương mại (MRT) của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) đã chính thức khai mạc tại Bangkok dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Thương mại Thái Lan Jurin Laksanawisit. Đoàn Việt Nam tham dự Hội nghị do Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh dẫn đầu.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục