Sáng 21/5, Hội nghị các bộ trưởng phụ trách thương mại (MRT) của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) đã chính thức khai mạc tại Bangkok dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Thương mại Thái Lan Jurin Laksanawisit. Đoàn Việt Nam tham dự Hội nghị do Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh dẫn đầu.
Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Thương mại Thái Lan chủ trì Hội nghị. Ảnh: Hữu Kiên/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, phát biểu khai mạc Hội nghị, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Thương mại Thái Lan Jurin Laksanawisit nhấn mạnh Thái Lan rất lấy làm vinh dự khi được là nước chủ nhà tổ chức Hội nghị APEC trực tiếp một lần nữa sau hai năm vừa qua khi APEC phải tổ chức các sự kiện bằng hình thức trực tuyến.
Ông Jurin cho biết mục đích chính của Hội nghị là để các Bộ trưởng APEC gặp gỡ, trao đổi với nhau nhằm thúc đẩy APEC phát triển có hiệu quả, đặc biệt là thúc đẩy Khu vực Thương mại Tự do châu Á – Thái Bình Dương (FTAAP) cùng với việc khuyến khích hệ thống thương mại đa phương nhằm phát triển kinh tế trong bối cảnh dịch COVID-19.
Theo ông Jurin, trong năm 2021, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của APEC tăng trưởng 5,9%, dự báo 4,2% trong năm 2022 và 3,8% trong năm 2023. Trong năm vừa qua, APEC cũng đã thông qua Tầm nhìn Putrajaya 2040 và Kế hoạch hành động Aotearoa nhằm giúp tăng cường sự phát triển của nền kinh tế APEC và đối phó với những biến đổi của thế giới trong thời gian tới thông qua việc khuyến khích thương mại đa phương, thương mại kỹ thuật số, khuyến khích và phục hồi nền kinh tế, tạo kết nối giữa tất cả các lĩnh vực từ con người, hàng hóa đến dịch vụ cộng với cả việc giao thông đi lại giữa người dân các nước. Việc khuyến khích cho các doanh nghiệp nhà nước tham gia vào chuỗi cung ứng của khu vực và thế giới cũng như phản ứng kịp thời đối với những khủng hoảng trong tương lai là để đáp ứng được tiêu chí phát triển đồng đều, rộng khắp và bền vững của APEC.
Quang cảnh Hội nghị. Ảnh: Hữu Kiên/TTXVN
Với sự tham dự của các đại biểu đến từ 21 nền kinh tế thành viên, chương trình nghị sự của Hội nghị MRT kéo dài trong hai ngày 21-22/5 sẽ tập trung vào kế hoạch chuyển đổi APEC thành FTAAP vào năm 2040, trong bối cảnh các thành viên APEC muốn sử dụng thỏa thuận này để giúp phục hồi kinh tế sau đại dịch COVID-19.
Trên cương vị là Chủ tịch APEC 2022, nước chủ nhà Thái Lan khẳng định sẽ thúc đẩy FTAAP để kế hoạch đầy tham vọng này tiến triển hiệu quả. FTAAP lần đầu tiên xuất hiện trong tuyên bố chung của các Bộ trưởng Thương mại APEC vào năm 2008. Ý tưởng này lại là một chủ đề vào tháng 11/2021 trong kế hoạch triển khai Tuyên bố Putrajaya về Tầm nhìn APEC tới năm 2040.
Nếu thành công, FTAAP sẽ trở thành khu vực thương mại tự do lớn nhất thế giới, bao gồm các khu vực là nơi sinh sống của 2,9 tỷ người, chiếm 38% dân số toàn cầu, với tổng GDP trị giá 52.000 tỉ USD, tương đương 62% GDP của thế giới. Giá trị thương mại từ 21 nền kinh tế thành viên của APEC là 18.000 tỷ USD, chiếm 70% thương mại toàn cầu. Khi kế hoạch FTAAP được hiện thực hóa, khối lượng thương mại giữa các nền kinh tế thành viên APEC được cho là sẽ tăng trong khoảng 200-400%.
Hội nghị MRT lần này cũng sẽ gắn với mô hình kinh tế sinh học-tuần hoàn-xanh (BCG) để giúp thúc đẩy các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa, vốn được coi là nền tảng của sự phát triển kinh tế của Thái Lan.
Đoàn Việt Nam tham dự Hội nghị do Thứ trưởng Bộ Công thương Trần Quốc Khánh dẫn đầu. Ảnh: Hữu Kiên/TTXVN
Thái Lan tiếp nhận cương vị APEC từ New Zealand và công bố chủ đề của Năm APEC 2022 là "Rộng mở-Kết nối-Cân bằng” trong một buổi lễ diễn ra dưới hình thức trực tuyến hôm 12/11/2021. Chủ đề này được vạch ra nhằm đưa APEC rộng mở cho mọi cơ hội, kết nối trong mọi chiều và cân bằng trong mọi khía cạnh.
Hội nghị Cấp cao APEC lần thứ 29 dự kiến sẽ được tổ chức ở Thái Lan vào ngày 18-19/11. Thái Lan cho biết APEC 2022 sẽ không chỉ là diễn đàn cho đầu tư thương mại hoặc những cơ hội thị trường, mà còn sẽ mở rộng vai trò nước chủ nhà của Thái Lan. Nước này đang thúc đẩy Mô hình kinh tế BCG làm động lực cho những ưu tiên của APEC trong năm 2022.
Nhằm đảm bảo sự thành công của Năm APEC 2022, Nội các Thái Lan đã thông qua khoản ngân sách 400 triệu baht (khoảng 11,55 triệu USD) cho Cục Quan hệ Công chúng (PRD) để quảng bá cho Hội nghị Cấp cao APEC vào cuối năm nay.
Theo TTXVN
Cơ quan thời tiết quốc gia Pháp cho biết các thị trấn ở miền Nam nước này đã ghi nhận mức nhiệt cao kỷ lục của tháng 5 vào hôm 18/5.
Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận trên 785.000 ca mắc và 1.347 ca tử vong. WHO lo ngại nguy cơ xuất hiện nhiều biến thể mới ở Triều Tiên, trong khi giới chuyên gia dự báo 3 kịch bản diễn biến của đại dịch.
Ngày hôm nay, 18/5, Ủy ban châu Âu sẽ công bố kế hoạch trị giá 210 tỷ euro nhằm chấm dứt sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch của Nga từ năm 2027, và nhanh chóng chuyển sang năng lượng xanh.
Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) ngày 17/5 thông báo cơ quan này đã cấp phép sử dụng vaccine của hãng Pfizer/BionTech làm mũi tiêm tăng cường cho trẻ từ 5-11 tuổi.
Tìm kiếm nguồn cung lương thực là một trong những chủ đề quan trọng được đưa ra thảo luận tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) diễn ra mới đây tại bang Schleswig-Holstein, miền bắc nước Ðức. Ðây cũng là vấn đề cấp bách của nhiều quốc gia trong nỗ lực bảo đảm an ninh lương thực vốn đang chịu tác động nghiêm trọng bởi xung đột và biến đổi khí hậu.
Thứ trưởng Quốc phòng Ukraine Ganna Malyar cho biết, hơn 260 binh sĩ nước này đã được sơ tán khỏi nhà máy thép Azovstal ở thành phố cảng Mariupol, miền nam Ukraine.