Tổng thống Recep Tayyip Erdogan, với quyết định ngăn cản nỗ lực gia nhập NATO của Thụy Điển và Phần Lan, đang giúp nâng cao tầm quan trọng chiến lược của Thổ Nhĩ Kỳ.


Tổng thống Thổ Nhĩ KỳErdogan và người đồng cấp Nga Putin trong một cuộc gặp ở Moskva năm 2020.

Phần Lan và Thụy Điển đã bày tỏ mong muốn gia nhập NATO, nhưng Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan đã công khai tuyên bố không ủng hộ động thái này. Vậy nguyên nhân sâu xa ở đây là gì?

Trang tin Inews.co.uk (Anh) ngày 22/5 dẫn lời một cựu quan chức hàng đầu của NATO cho rằng mục đích của Thổ Nhĩ Kỳ là nhằm gia tăng tầm quan trọng chiến lược của nước này.

Tiến sĩ Jamie Shea, cựu Phó Tổng thư ký NATO, nhận định Thổ Nhĩ Kỳ có "truyền thống" sử dụng cách tiếp cận này.Năm 2009, ông Erdogan phản đối bổ nhiệm Anders Fogh Rasmussen, cựu Thủ tướng Đan Mạch, làm Tổng thư ký của NATO, vì những lý do tương tự như những lý do mà Ankara đang viện dẫn trong trường hợp của Thụy Điển và Phần Lan.

"Tổng thống Erdogan nghĩ rằng bằng cách gây ra thách thức vào thời điểm quan trọng, Thổ Nhĩ Kỳ đang sử dụng NATO như một đòn bẩy để giải quyết các vấn đề song phương", Tiến sĩ Shea nói.

Một tình huống tương tự cũng xảy ra vào năm 2019 khi NATO muốn áp dụng các kế hoạch dự phòng quốc phòng mới cho ba quốc gia Baltic - Estonia, Latvia và Litva.

Karabekir Akkoyunlu, giảng viên về chính trị Trung Đông tại Đại học Soas ở London nhận xét: "Dường như ông Erdogan cho rằng xung đột ở Ukraine đã nâng cao tầm quan trọng chiến lược của Thổ Nhĩ Kỳ đối với cả Nga, Ukraine và phương Tây. Mặc dù không ai thích hành động cân bằng của Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng cũng không ai muốn xa lánh Ankara”.

Ngoài ra, quan điểm của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ đối với Thụy Điển và Phần Lan cũng có thể do tình hình chính trịở trong nước.

Năm 2019, đảng Công lý và Phát triển (APK) do ông Erdogan lãnh đạo đã bị đánh bại tại 5 trong số 6 thành phố lớn nhất của Thổ Nhĩ Kỳ, bao gồm cả Istanbul và Ankara, trong các cuộc bầu cử địa phương. Thổ Nhĩ Kỳ đang phải trải qua một cuộc khủng hoảng do kinh tế suy yếu, đồng lira giảm giá mạnh trong vài tháng qua và lạm phát gia tăng. Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tổ chức bầu cử tổng thống vào năm tới và cuộc "phô trương quyền lực" trên trường quốc tế có thể đưa cử tri quay trở lại ủng hộ ông Erdogan và đảng APK.

Theo ông Akkoyunlu, Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ do đó sẽ nhấn mạnh vào một số loại bảo đảm hoặc hành động hợp tác từ các quốc gia này, mà ông Erdogan có thể thể hiện như một chiến thắng ở trong nước.

Tuy nhiên, trong khi những lo ngại của Thổ Nhĩ Kỳ về vấn đềngười Kurd là một nguyên nhân, Tiến sĩ Shea lưu ý: "Đó cũng là một cách để có thêm nguồn cung cấp vũ khí đến Thổ Nhĩ Kỳ từ châu Âu và Mỹ. Thổ Nhĩ Kỳ đã không hài lòng với việc các nước khác từ chối cung cấp vũ khí cho Thổ Nhĩ Kỳ. Có thể Ankara muốn chấm dứt các hạn chế do một số nước châu Âu, trong đó có Phần Lan và Thụy Điển, áp đặt đối với xuất khẩu vũ khí sang Thổ Nhĩ Kỳ".

Một vấn đề đặc biệt hóc búa là tranh cãi với Mỹ về thỏa thuận cung cấp máy bay chiến đấu cho Thổ Nhĩ Kỳ, đã đổ vỡ vào năm 2019 sau khi Ankara mua hệ thống tên lửa S-400 do Nga sản xuất. Mỹ ngừng cung cấp máy bay phản lực F-35 cho Thổ Nhĩ Kỳ và trừng phạt ngành công nghiệp quốc phòng của nước này.

Tuy nhiên, Tổng thống Mỹ Joe Biden gần đây đã hối thúc Quốc hội chấp thuận nâng cấp phi đội máy bay chiến đấu F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ, cũng như bán phiên bản mới nhất, điều này có thể giúp làm dịu sự bất bình của Thổ Nhĩ Kỳ đối với Thụy Điển và Phần Lan.

Về phần mình, Tiến sĩ Akkoyunlu kết luận: "Trong khi dường như ông Erdogan đang nâng cao vị thế của Thổ Nhĩ Kỳ trong quan hệ với phương Tây, ông ấy cũng đang gửi một tín hiệu đến Điện Kremlin về giá trị của Ankara đối với Nga”.


Theo Baotintuc

Các tin khác


Nhật Bản siết chặt an ninh ở Tokyo trước chuyến thăm của Tổng thống Mỹ

Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, sáng 22/5, Nhật Bản đã siết chặt an ninh tại thủ đô Tokyo để chuẩn bị cho chuyến thăm chính thức của Tổng thống Mỹ Joe Biden và Hội nghị thượng đỉnh của nhóm Bộ Tứ (gồm Nhật Bản, Mỹ, Ấn Độ và Australia).

Triển vọng ảm đạm của kinh tế châu Âu

Cuộc xung đột Nga-Ukraine đã làm dấy lên một cuộc khủng hoảng kinh tế khắp châu Âu. Những lo ngại về chuỗi cung ứng và sự gia tăng giá năng lượng đã dẫn đến lạm phát lan rộng trên khắp lục địa.

WHO họp khẩn vì đợt bùng phát căn bệnh đậu mùa khỉ hiếm gặp

Tờ Telegraph của Anh đưa tin Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã tổ chức một cuộc họp khẩn cấp để thảo luận về đợt bùng phát virus đậu mùa khỉ đang lan rộng ở châu Âu.

Các Bộ trưởng phụ trách thương mại APEC thảo luận về Khu vực Thương mại Tự do châu Á – Thái Bình Dương

Sáng 21/5, Hội nghị các bộ trưởng phụ trách thương mại (MRT) của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) đã chính thức khai mạc tại Bangkok dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Thương mại Thái Lan Jurin Laksanawisit. Đoàn Việt Nam tham dự Hội nghị do Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh dẫn đầu.

CDC Châu Phi cảnh báo về khả năng xuất hiện biến thể mới của COVID-19

Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, ngày 19/5, quyền Giám đốc Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh châu Phi (CDC châu Phi), Ahmed Ogwell, cảnh báo một biến thể mới của COVID-19 có thể sẽ sớm xuất hiện ở châu Phi.

Một nửa khách hàng mua khí đốt của Nga đồng ý thanh toán bằng đồng rúp

Phó Thủ tướng Alexander Novak cho biết khoảng một nửa trong số 54 nhà nhập khẩu khí đốt của Nga đã mở tài khoản bằng đồng rúp tại Ngân hàng Gazprombank, tuân thủ các quy định thanh toán mới của Moskva.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục