Bộ trưởng Ngoại giao Iran Hossein Amir-Abdollahian.
Theo hãng thông tấn TASS, thông tin này được Ngoại trưởng Iran đưa ra tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos, Thụy Sĩ hôm 26/5. Theo đó, Ngoại trưởng Amir-Abdollahian nhấn mạnh Iran "ủng hộ đối thoại và ngoại giao”, đồng thời cho biết thêm rằng ông đã trao đổi với người đồng cấp Nga -Sergey Lavrov vào tuần trước rằng Iran sẵn sàng chuẩn bị tổ chức các cuộc đàm phán giữa Moskva và Kiev.
Ngoài ra, theo hãng thông tấn Fars, ông Amir-Abdollahian đã đổ lỗixung đột ở Ukraine là do "các hành động khiêu khích của Mỹ và NATO” gây ra. Ông nói rằng họ đã "kích động Điện Kremlin vào việc này” bằng cách mở rộng sự hiện diện quân sự của NATO trong khu vực.
Trước đó, Ngoại trưởng Lavrov và ông Amir-Abdollahian đã có cuộc điện đàm vào ngày 19/5. Hai bên đã thảo luận về việc nối lại thỏa thuận hạt nhân và tình hình xung quanh vấn đề Ukraine.
Sau khi Nga triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine vào cuối tháng 2,các cuộc đàm phán hòa bình giữa hai phái đoàn vẫn diễn ra thường xuyên bằng cả hình thức trực tiếp và trực tuyến. Ngoại trưởng Ukraine và Nga đã gặp nhau ở Thổ Nhĩ Kỳ hồi tháng 3 vừa qua, tiếp sau đó là cuộc họp giữa các phái đoàn của hai bên tại Istanbul, song không thể mang lại những kết quả cụ thể.
Tuy nhiên, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Alexei Zaisev hôm 6/5 cho biết tiến trình hòa đàm giữa Nga và Ukraine đang bị đình trệ. Ông nhấn mạnh các quốc gia thành viên của NATObề ngoài tuyên bố ủng hộ sớm chấm dứt xung đột, nhưng đang làm mọi việc để không cho triển vọng đó trở thành hiện thực bằng cách tăng cường cung cấp vũ khí cho Ukraine với quy mô hàng tỷ USD.
Về phần mình, Trưởng đoàn đàm phán Ukraine Mykhaylo Podolyak cũng xác nhận tiến trình đàm phán với Nga đang tạm ngừng, sau khi được tổ chức thường xuyên trong thời gian qua mà không đạt được bất kỳ tiến triển đáng kể nào.
Mới đây nhất, hôm 22/5, trưởng đoàn đàm phán Nga Vladimir Medinsky tuyên bố Moskva sẵn sàng nối lại tiến trình đàm phán, song cần có được sự nhất trí từ phía Kiev. Theo quan chức này, việc nối lại hòa đàm hiện phụ thuộc vào quyết định của phía Ukraine và "Nga chưa bao giờ khước từ những cuộc đàm phán”.
Trước đó, hãng thông tấn Ukrinform của Ukraine dẫn phát biểu của Tổng thống nước này Volodymyr Zelensky khẳng định Kiev sẵn sàng nối lại tiến trình đàm phán giải quyết xung đột với Moskva, nếucác lực lượng của Nga quay trở lại vị trí như trước ngày 24/2 - thời điểm Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.
Trong tuyên bố, Tổng thống Zelensky cho rằng các lực lượng của Nga cần rút về các đường ranh giới hoặc giới tuyến tạm thời. Có như vậy, hai bên mới "có thể bắt đầu những cuộc đàm phán đầy đủ”. Bên cạnh đó, nhà lãnh đạo Ukraine cũng nhấn mạnh "không phải tất cả những cây cầu” dành cho hòa đàm với Nga đã bị phá hủy.
Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và các đối tác (OPEC+) vừa đưa ra thông điệp về việc sẵn sàng tăng sản lượng dầu, trong khi Ủy ban Tư pháp Thượng viện Mỹ đã thông qua một dự luật chống độc quyền về dầu mỏ. Với việc nhu cầu dầu giảm vì kinh tế khó khăn và những nỗ lực nêu trên, giới phân tích đang hy vọng giá dầu sẽ giảm trong thời gian tới.