Liên minh châu Âu (EU) đã và đang chuẩn bị cho nguy cơ Nga cắt hoàn toàn nguồn cung khí đốt cho khối này, khi quan hệ giữa hai bên đã xấu đi nhanh chóng kể từ khi xung đột Nga-Ukraine nổ ra vào cuối tháng 2 vừa qua. Nhưng nguồn cung khí đốt từ Israel khó có thể lấp đầy "khoảng trống" lớn về nguồn cung năng lượng do Nga để lại.
Cơ sở
khai thác khí đốt tự nhiên của Israel ở ngoài khơi thành phố Haifa, trên Địa
Trung Hải.
Ngày
15/6, Israel đã ký một biên bản ghi nhớ (MoU) với Ai Cập và EU tại Cairo sau
nhiều vòng đàm phán. Thỏa thuận này cho phép Israel tăng lượng khí đốt được
chuyển sang và hóa lỏng ở Ai Cập, sau đó xuất đến châu Âu.
Ngay sau lễ ký kết, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen đã ca ngợi
thỏa thuận này là "một bước tiến lớn” trong việc cung cấp năng lượng cho
châu Âu, giữa lúc EU đang cố gắng cắt giảm sự phụ thuộc vào khí đốt của Nga.
Tuy nhiên, giới chuyên gia cho rằng thỏa thuận 5 năm này vẫn không đủ để đáp
ứng nhu cầu của châu Âu.
Bà Ofira Ayalon, một giáo sư về môi trường và chính sách năng lượng tại Đại học
Haifa, cho hay hai mỏ khí đốt lớn của Israel ngoài khơi bờ biển của họ ở Đông
Địa Trung Hải là Tamar và Leviathan cung cấp khoảng 19,5 tỷ m3 khí đốt vào năm
2021. Trong số này, 7,2 tỷ m3 đã được xuất khẩu.
Dựa theo số liệu từ Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), đây chỉ là một con số nhỏ
khi so sánh với 55 tỷ m3 khí đốt mà EU nhập khẩu từ Nga vào năm ngoái – tương
đương 45% tổng lượng khí đốt nhập khẩu của khối này.
Ông Adi Wolfson, một chuyên gia về tính bền vững tại Đại học Kỹ thuật Shamoon ở
thành phố Beer Sheva, miền Nam Israel, cho biết quốc gia này và Ai Cập khó có
thể đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng năng lượng
châu Âu. Theo ông, cả hai nước đều không có khả năng đáp ứng nhu cầu cho toàn
bộ thị trường châu Âu khi cân nhắc đến năng lực sản xuất, cơ sở hạ tầng và cơ
sở vật chất của họ.
Dù vậy, các chuyên gia đều nhất trí rằng xuất khẩu khí đốt tự nhiên có lợi cho
Israel về mặt địa chính trị. Israel đã phát hiện một lượng lớn tài nguyên khí
đốt tự nhiên ở phía đông Biển Địa Trung Hải trong 20 năm qua, giúp nước này
tích cực nghiên cứu khả năng tăng cường quan hệ quốc tế thông qua hợp tác năng
lượng với các nước láng giềng.
EU đã và đang chuẩn bị cho nguy cơ Nga cắt hoàn toàn nguồn cung khí đốt cho
khối này, khi quan hệ giữa hai bên đã xấu đi nhanh chóng kể từ khi xung đột Nga
- Ukrainenổ ra vào cuối tháng Hai.
Nga hiện đã cắt nguồn cung cấp khí đốt cho một số thành viên EU, bao gồm Phần
Lan, Bulgariavà Ba Lan do tranh chấp liên quan tới việc thanh toán khí
đốt bằng đồng ruble. Quốc gia này cũng giảm mức cung cấp khí đốt tối đa cho Đức
thông qua đường ống Nord Stream xuống 40%.