Cố vấn đặc biệt của Tổng thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Rober Piper cho rằng số người dân Ukraine rơi vào tình trạng mất chỗ ở đã lên tới con số lớn nhất từ trước tới nay và chưa có nước nào rơi vào tình trạng tương tự với tốc độ nhanh đến như vậy.


Người tị nạn từ Ukraine tại khu vực biên giới Medyka, Ba Lan, ngày 27/2/2022.

Ngày 24/6, Cố vấn đặc biệt của Tổng thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Rober Piper cảnh báo số người Ukraine bị ly tán, mất chỗ ở đã vượt quá con số tương tự ở Syria, đất nước từ lâu đã rơi vào khủng hoảng trầm trọng vì nội chiến.

Theo phóng viên TTXVN tại LHQ, phát biểu tại cuộc họp báo, ông Rober Piper bày tỏ quan ngại trước tình hình nêu trên và nhấn mạnh số người dân Ukraine rơi vào tình trạng mất chỗ ở đã lên tới con số lớn nhất từ trước tới nay và chưa có nước nào rơi vào tình trạng tương tự với tốc độ nhanh đến như vậy.

Tuy nhiên, theo báo cáo của ông Piper, Chính phủ Ukraine hiện bày tỏ quyết tâm muốn tự mình giải quyết tình hình khủng hoảng và không muốn các tổ chức nhân đạo tham gia vào giải quyết vấn đề thay chính phủ bằng các phương pháp hay cách tiếp cận khác với cách chính phủ đang làm. Trong khi đó, tình hình khủng hoảng nhân đạo tại Ukraine ngày càng trở nên tồi tệ kể từ khi Nga bắt đầu chiến dịch quân sự tại nước này.

Cùng ngày, Giám đốc Chương trình lương thực thế giới (WFP) của LHQ tại Đức Martin Frick nhận định rằng Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) cần đẩy mạnh hoạt động viện trợ nhân đạo nhằm hỗ trợ giải quyết cuộc khủng hoảng nạn đói toàn cầu vốn trở nên nghiêm trọng hơn do cuộc xung đột tại Ukraine. Tuyên bố trên được đưa ra khi Nhóm G7 bắt đầu cuộc họp kéo dài 3 ngày, bắt đầu từ ngày 26/6, tại Bavaria, Đức, trong bối cảnh LHQ cảnh báo thế giới đối mặt với cuộc khủng hoảng nạn đói toàn cầu chưa từng có do giá cả tăng cao.

Ông Frick cảnh báo nguy cơ nạn đói gây bất ổn nhiều quốc gia, do vậy hòa bình và an ninh là vấn đề then chốt để ngăn chặn điều này. Ông cũng nêu rõ tỷ lệ lạm phát giá lương thực hiện nay đang ở mức trên 25% tại 36 quốc gia và đây là "quả bom hẹn giờ". Ông Frick đồng thời tái khẳng định rằng WFP có thể chỉ nhận được chưa tới 50% trong tổng số khoản viện trợ cần thiết 21,5 tỷ USD trong năm nay và kêu gọi viện trợ thêm. Quan chức này nhấn mạnh cần có sự hiểu biết chung rằng cuộc khủng hoảng hiện nay không chỉ đơn thuần được giải quyết bằng việc vá các lỗ hổng, mà cần phải thay đổi toàn hệ thống.

 


Theo Baotintuc

Các tin khác


Thụy Điển, Đan Mạch đối mặt với tình trạng thiếu khí đốt ''nghiêm trọng''

Khi Nga giảm 60% nguồn cung cấp khí đốt cho Đức, Thụy Điển và Đan Mạch đã ban hành mức cảnh báo cho thấy những khó khăn về nguồn cung năng lượng.

Những bà mẹ gánh trên vai ‘đứa con’ biến đổi khí hậu

Những người mẹ ở miền Nam Pakistan cũng như hàng triệu người phụ nữ khác như họ trên khắp thế giới, đang chiến đấu ở rìa của biến đổi khí hậu.

Ukraine có thể trở thành ứng cử viên EU ngay tuần này

Một nhà ngoại giao hàng đầu của Liên minh châu Âu (EU) bày tỏ hy vọng rằng EU sẽ thông qua tư cách ứng cử viên cho Ukraine trong tuần này.

Dự đoán kinh tế Mỹ suy thoái, tỷ phú Elon Musk cắt giảm nhân sự Tesla

Người đàn ông giàu nhất thế giới nhận định nền kinh tế Mỹ suy thoái là "điều không thể tránh khỏi” và có thể sẽ sớm xảy ra.

Pháp: EU đồng thuận cấp quy chế ứng cử viên cho Ukraine

Ngày 21/6, Bộ trưởng phụ trách các vấn đề châu Âu của Pháp Clement Beaune cho biết các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) đã đạt được sự đồng thuận về việc cấp quy chế ứng cử viên cho Ukraine.

Tổng thống Pháp bác đơn từ chức của Thủ tướng

Văn phòng tổng thống Pháp ngày 21/6 thông báo Thủ tướng Elisabeth Borne đã đệ đơn từ chức lên Tổng thống Emmanuel Macron sau khi liên minh cầm quyền mất thế đa số trong các cuộc bầu cử Quốc hội vừa qua, song đơn từ chức đã bị bác bỏ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục