Ngân hàng Trung ương Indonesia (BI) và Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ (RBI) đã ký Biên bản ghi nhớ nhằm cải thiện quan hệ giữa hai ngân hàng trung ương trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới tiềm ẩn nguy cơ khủng hoảng và có thể suy thoái trên diện rộng.


Quang cảnh lễ ký kết. Ảnh: Ngân hàng Trung ương Indonesia

Việc ký kết giữa BI và RBI được thực hiện bên lề cuộc họp các Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) được tổ chức tại Bali, Indonesia, dưới sự chứng kiến của Thống đốc BI Perry Warjiyo và Thống đốc RBI Shaktikanta Das.

Phát biểu sau lễ ký, Thống đốc Perry Warjiyo nhấn mạnh, Biên bản ghi nhớ này là một mốc quan trọng trong hợp tác giữa BI và RBI, góp phần tăng cường trao đổi thông tin và hợp tác trong lĩnh vực ngân hàng trung ương, bao gồm hệ thống thanh toán, đổi mới tài chính kỹ thuật số, giám sát trong phòng, chống rửa tiền và ngăn chặn hành vi gây quỹ cho các tổ chức khủng bố, mang lại lợi ích cho hai ngân hàng trung ương và người dân hai nước.

Sự hợp tác cũng nhằm cung cấp một nền tảng tốt để thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau, phát triển các hệ thống thanh toán hiệu quả và mở rộng kết nối thanh toán xuyên biên giới. Các sáng kiến sẽ được thực hiện thông qua các thể thức hợp tác như tương tác thường xuyên và cùng thảo luận đối với các vấn đề phát triển kinh tế và tài chính đang diễn ra, hợp tác kỹ thuật thông qua đào tạo và hội thảo chung, hợp tác mở rộng kết nối hệ thống thanh toán bán lẻ xuyên biên giới.

 

Về phía RBI, Thống đốc Shaktikanta Das đánh giá cao tầm quan trọng của hợp tác giữa BI và RBI trong việc xây dựng các mục tiêu và giải pháp khắc phục những thách thức chung trong giai đoạn hiện nay để đạt được hiệu quả cao nhất. Ông Shaktikanta Das nêu rõ, Biên bản ghi nhớ là một bước tiến quan trọng trong việc triển khai các nỗ lực nhằm hình thành chính thức một khuôn khổ hành động. Thời gian tới, Biên bản ghi nhớ sẽ tăng cường hơn nữa quan hệ giữa hai ngân hàng trung ương và tạo điều kiện cho các nỗ lực đạt được một hệ thống tài chính dễ tiếp cận, bao trùm và an toàn.


TheoNhanDan


 

Các tin khác


Hàng loạt quốc gia châu Âu đang phải trải qua tình trạng nắng nóng kỷ lục

Các nước châu Âu đang phải trải qua tình trạng nắng nóng kỷ lục.

Nắng nóng hoành hành châu Âu, nhiệt độ ở Bồ Đào Nha lên tới 47 độ C

Tính đến ngày 15/7, đợt nắng nóng khắc nghiệt ở khu vực Tây Nam của châu Âu đã kéo dài suốt 5 ngày và làm bùng phát nhiều đám cháy rừng, buộc hàng nghìn người phải sơ tán cũng như làm hỏng kế hoạch nghỉ Hè của nhiều người dân nơi đây.

Dự báo hiện tượng thời tiết La Nina tiếp diễn qua năm 2022

Ngày 14/7, Cơ quan dự báo thời tiết Mỹ cho biết hiện tượng thời tiết La Nina có thể tiếp diễn qua năm 2022, song tỷ lệ hình thái thời tiết đặc trưng này trong giai đoạn tháng 7 - 9 tại Bắc Bán cầu lại giảm khoảng 60%.

Tỷ giá euro/USD lần đầu giảm xuống dưới 1 trong gần 20 năm

Ngày 13/7, tỷ giá đồng euro so với đồng USD lần đầu tiên giảm xuống dưới 1 kể từ cuối năm 2002, chủ yếu do ảnh hưởng từ triển vọng ảm đảm bao trùm nền kinh tế khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) và khả năng Nga sẽ ngừng cấp khí đốt cho khu vực này.

Cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama được đề cử giải Emmy

Ngày 12/7, Cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama đã nhận được đề cử Giải thưởng Emmy lần thứ 74 cho bộ phim tài liệu của Netflix nhan đề "Our Great National Parks".

Biến thể phụ BA.5 chiếm đa số ca mắc mới, Mỹ ưu tiên tiêm mũi tăng cường

Theo giới chức y tế Mỹ, biến thể phụ Omicron BA.5 có khả năng lẩn tránh hệ miễn dịch tốt hơn, đã chiếm khoảng 65% số ca mắc mới tại nước này trong tuần qua.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục