Làn sóng dịch COVID-19 mới do biến thể phụ BA.4 và BA.5 của Omicron gây ra đang quét qua hơn 110 quốc gia với số ca nhiễm mới liên tục tăng kỷ lục.
Thậm chí có nơi số ca mắc còn vượt xa so với cao điểm của các đợt dịch trước, chẳng hạn như tại Nhật Bản. Còn tại Australia, từ đầu tháng 7 đến nay đã có thêm hơn 1.000 người tử vong vì COVID-19. Đặc biệt, trong 2 tuần trở lại đây, số lượng người tử vong tăng đáng báo động, đa phần là ở những người chưa tiêm vaccine phòng COVID-19.
Ông Hans Kluge - Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới khu vực châu Âu cho biết: "Đôi khi người ta hỏi virus SARS-CoV-2 có trở lại không?. Thực tế là nó chưa bao giờ biến mất, nó vẫn ở đó và nó đang lan rộng. Virus đang biến đổi và thật không may, nó vẫn đang cướp đi sinh mạng của rất nhiều người. Riêng tuần trước, ở khu vực châu Âu, 3.000 người đã qua đời một cách đáng buồn và khoảng 3 triệu ca mắc mới COVID-19 đã được báo cáo".
Để đối phó với làn sóng dịch mới, bên cạnh việc tái áp đặt các biện pháp phòng dịch, hầu hết các quốc gia đều khuyến cáo người dân nhanh chóng tiêm mũi vaccine tăng cường để giảm các biến chứng nặng, giảm khả năng tử vong và mắc các hội chứng hậu COVID-19 và khuyến khích sử dụng thuốc kháng virus trong điều trị COVID-19.
Ông Hans Kluge cho biết: "Nếu bạn chưa tiêm bất kỳ mũi vaccine ngừa COVID-19 nào trong năm nay, bạn sẽ không còn được bảo vệ. Nhiều người, bao gồm cả tôi, đã tiêm liều vaccine tăng cường cách đây hơn 6 tháng, khả năng miễn dịch đang suy yếu. Trong khi dòng phụ BA.5 có lợi thế rất lớn về khả năng lây truyền nhanh".
Việc tiêm mũi tăng cường đặc biệt cần thiết khi có nhiều ý kiến lo ngại biến thể mới BA.2.75 của Omicron, với khả năng "né tránh" hệ miễn dịch cao hơn, có thể còn khiến số ca nhiễm mới tiếp tục tăng. Biến thể này sau khi lây lan nhanh tại Ấn Độ đã được phát hiện tại 15 nước khác, trong đó có Anh, Đức, Hà Lan và Đan Mạch.
Theo VTV.VN
Theo phóng viên TTXVN tại Cairo, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov ngày 24/7 đã trình bày bài phát biểu trước Hội đồng Liên đoàn Arab (AL) tại Cairo (Ai Cập), xác nhận rằng Moskva và các quốc gia Arab đang lên kế hoạch tổ chức diễn đàn hợp tác Nga - Arab lần thứ 6 một cách sớm nhất có thể.
Theo tin AFP, đã có hàng nghìn ha rừng bị thiêu rụi tại bang California (Mỹ) trong ngày 23/7 do một đám cháy rừng bùng phát ở bang này một ngày trước đó, trong khi hàng triệu người Mỹ phải hứng chịu cái nóng như thiêu đốt và nhiệt độ lên mức kỷ lục dự kiến sẽ còn tăng.
Mỹ và châu Âu đang chứng kiến đợt nắng nóng kỷ lục. Hơn 50% số bang tại Mỹ đã nhận cảnh báo về nền nhiệt cao, với nhiệt độ cao nhất dao động ở mức hơn 46 độ C ở hai bang Texas và Oklahoma. Ít nhất bốn bang gồm Arkansas, Illinois, Kansas và Missouri đã chứng kiến mức nhiệt tăng hơn tối thiểu 10 độ C so mức trung bình lịch sử cho thời điểm này trong năm.
Ngày 23/7 (tối 23/7 theo giờ Việt Nam), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã quyết định ban bố tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu vì làn sóng bùng phát các ca mắc đậu mùa khỉ tại nhiều nơi trên thế giới.
Số liệu thống kê vừa được cơ quan y tế Nhật Bản công bố cho thấy, nước này tiếp tục ghi nhận số ca mắc mới Covid-19 cao kỷ lục trong ngày thứ ba liên tiếp, với hơn 190 nghìn ca mắc trong ngày 22/7.
Ngày 21/7, Nga nối lại xuất khẩu khí đốt sang châu Âu qua Ðức thông qua dự án Dòng chảy phương Bắc 1, sau 10 ngày đóng cửa để bảo trì. Công ty Nord Stream AG, nhà điều hành tuyến đường ống này xác nhận nguồn cung cấp khí đốt đã được khôi phục, tuy nhiên khối lượng giảm, hiện chỉ ở mức 30% so với công suất tối đa.