Ngày 21/7, Nga nối lại xuất khẩu khí đốt sang châu Âu qua Ðức thông qua dự án Dòng chảy phương Bắc 1, sau 10 ngày đóng cửa để bảo trì. Công ty Nord Stream AG, nhà điều hành tuyến đường ống này xác nhận nguồn cung cấp khí đốt đã được khôi phục, tuy nhiên khối lượng giảm, hiện chỉ ở mức 30% so với công suất tối đa.


Ðường ống thuộc dự án Dòng chảy phương Bắc 1 tại Lubmin, Ðức. (Ảnh REUTERS)

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price (N.Prai-xơ) thừa nhận, ở giai đoạn hiện nay, nguồn cung cấp thông qua đường ống dẫn khí Dòng chảy phương Bắc 1 của Nga là phương án hiệu quả để bảo đảm nguồn cung khí đốt cho châu Âu trong ngắn hạn. Mỹ nhận định, việc nối lại nguồn cung khí đốt sẽ giúp Ðức và các đồng minh châu Âu bổ sung dự trữ khí đốt, tăng cường an ninh năng lượng.

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cảnh báo, nếu Nga đóng hoàn toàn đường ống dẫn khí thuộc dự án Dòng chảy phương Bắc 1, hoạt động kinh tế của Ðức có thể giảm sút đáng kể và lạm phát gia tăng mạnh. Cụ thể, nếu Nga dừng nguồn cung khí đốt tới Ðức, nền kinh tế lớn nhất châu Âu có thể thiệt hại 1,5% GDP và lạm phát có thể lên mức 7,7% trong năm 2022.

Chính phủ Ðức có thể mua 30% cổ phần của Công ty năng lượng Uniper, khách hàng lớn nhất tại Ðức mua khí đốt của Nga. Ngoài cam kết ngăn chặn Uniper tuyên bố phá sản, việc Berlin cân nhắc khả năng mua hơn 30% cổ phần của công ty năng lượng này còn nhằm ngăn chặn phản ứng dây chuyền gây ảnh hưởng tiêu cực đến người dân Ðức.

 Trong khi đó, Thứ trưởng Tài chính Mỹ Wally Adeyemo (O.A-đây-e-mô) cho biết, Washington hy vọng trước tháng 12 tới có thể đưa ra mức giá trần trên phạm vi toàn cầu đối với dầu mỏ của Nga. Ông Adeyemo nêu rõ, Mỹ và các nước đồng minh châu Âu kỳ vọng việc áp mức giá trần trên phạm vi toàn cầu sẽ giúp giảm giá năng lượng trong khi vẫn cho phép năng lượng của Nga được đưa ra thị trường thế giới.

Hãng thông tấn Interfax dẫn lời Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak (A.Nô-vắc) khẳng định, Moskva sẽ không xuất khẩu dầu nếu mức giá trần thấp hơn chi phí sản xuất. Trước đó, Bloomberg đưa tin, mức giá trần mà Mỹ và các nước đồng minh đang thảo luận đối với dầu mỏ Nga là trong khoảng 40-60 USD/thùng.

TheoNhanDan


 

Các tin khác


Nga sẽ nối lại hoạt động xuất khẩu khí đốt vào ngày 21/7

"Họ (Gazprom) sẽ trở lại mức đã thấy trước ngày 11/7,” một trong những nguồn tin cho biết về khối lượng khí đốt dự kiến cung cấp qua Dòng chảy phương Bắc 1 từ ngày 21/7.

Đức thiệt hại hơn 100 tỷ euro do thời tiết cực đoan

Các hiện tượng thời tiết cực đoan đã khiến Đức thiệt hại 145 tỷ euro (146,5 tỷ USD) kể từ năm 2000. Đây là kết quả nghiên cứu do Bộ Kinh tế và Bảo vệ khí hậu (BMWK) của Đức công bố ngày 18/7.

Indonesia và Ấn Độ tăng cường hợp tác trong lĩnh vực ngân hàng

Ngân hàng Trung ương Indonesia (BI) và Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ (RBI) đã ký Biên bản ghi nhớ nhằm cải thiện quan hệ giữa hai ngân hàng trung ương trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới tiềm ẩn nguy cơ khủng hoảng và có thể suy thoái trên diện rộng.

Palestine cảnh báo các kế hoạch xây khu định cư mới của Israel

Palestine ngày 17/7 đã cảnh báo kế hoạch của Israel về xây dựng về các khu định cư mới sau chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Joe Biden đến khu vực này.

CH Séc kêu gọi người dân tiêm vaccine ngừa COVID-19 liều tăng cường

Theo phóng viên TTXVN tại Praha, Bộ Y tế Séc thông báo từ ngày 18/7, những người trên 18 tuổi đã tiêm phòng liều vaccine ngừa COVID-19 gần nhất được 4 tháng có thể tới các điểm tiêm chủng để tiêm liều tăng cường mà không cần đăng ký.

Các ngân hàng trung ương thế giới đối mặt với nhiều thách thức

Thống đốc Ngân hàng Indonesia (BI) Perry Warjiyo cho biết, tất cả các ngân hàng trung ương trên thế giới đều đang phải đối mặt với những thách thức rất phức tạp do tác động của xung đột, sự gián đoạn chuỗi cung ứng và tình trạng hỗn loạn tài chính toàn cầu.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục