Mỹ và châu Âu đang chứng kiến đợt nắng nóng kỷ lục. Hơn 50% số bang tại Mỹ đã nhận cảnh báo về nền nhiệt cao, với nhiệt độ cao nhất dao động ở mức hơn 46 độ C ở hai bang Texas và Oklahoma. Ít nhất bốn bang gồm Arkansas, Illinois, Kansas và Missouri đã chứng kiến mức nhiệt tăng hơn tối thiểu 10 độ C so mức trung bình lịch sử cho thời điểm này trong năm.


Bãi biển ở Anh trở nên đông đúc khi thời tiết nắng nóng.

Bên kia Ðại Tây Dương, thị trấn Coningsby ở Lincolnshire (Anh) đã ghi nhận mức nhiệt cao nhất mọi thời đại là 40,3 độ C. Các cộng đồng ở Pháp, Tây Ban Nha và Bồ Ðào Nha cũng đã chống chọi với nhiệt độ cao và tình trạng cháy rừng. Ở cả hai phía của Ðại Tây Dương, nhiệt độ cao gây ra nhiều ca tử vong, khi có ít nhất 13 trường hợp tử vong được ghi nhận ở Anh (tính đến ngày 20/7); hơn 1.700 người ở bán đảo Iberia, gồm Tây Ban Nha và Bồ Ðào Nha, tử vong.

Những đợt nóng được cảnh báo sẽ ngày càng trở nên phổ biến hơn do ảnh hưởng của tình trạng biến đổi khí hậu và sự thiếu hụt các hành động để làm chậm lại tiến trình này. Thời tiết nắng nóng kỷ lục vào mùa hè cho thấy cần phải có hành động quyết liệt đối với biến đổi khí hậu, trong bối cảnh nhiệt độ cao có thể làm tăng phát thải khí nhà kính.

Theo ông Michael Gerrard, Giám đốc Trung tâm Luật biến đổi khí hậu Sabin thuộc Trường Luật Columbia, phần lớn lượng phát thải khí nhà kính đến từ việc tiêu thụ năng lượng, chủ yếu là để tạo ra điện. Nhiệt độ quá cao làm tăng đáng kể nhu cầu sử dụng máy điều hòa không khí, vốn là vật tiêu thụ năng lượng đáng kể. Tình trạng nắng nóng khiến lưới điện ngày càng quá tải.

 

Chuyên gia Samantha Gross, Giám đốc Trung tâm Sáng kiến an ninh năng lượng và khí hậu của Viện Brookings cho biết, nhiệt độ quá cao đồng nghĩa với nhu cầu sản xuất điện tăng, trở thành một vấn đề quan ngại do nhu cầu đặc biệt đối với khí đốt để phát điện ở châu Âu tăng vọt trong mùa hè. Tình trạng nắng nóng chưa từng có đang gây khó khăn cho việc bổ sung các cơ sở lưu trữ khí đốt tự nhiên để chuẩn bị cho mùa đông.

Văn phòng Tổ chức Y tế thế giới (WHO) nhấn mạnh, đợt nắng nóng cao điểm ở châu Âu trong tuần qua cho thấy sự cần thiết phải có một hành động phối hợp toàn châu lục để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.

TheoNhanDan


Các tin khác


Diễn biến dịch COVID-19 ở Trung Quốc tiếp tục phủ bóng thị trường dầu toàn cầu

Thị trường dầu toàn cầu theo dõi chặt diễn biến dịch COVID-19 ở Trung Quốc vì biện pháp chống dịch của nước này có tác động lớn tới giá dầu.

Thế giới ghi nhận 14.000 ca mắc bệnh đậu mùa khỉ

Ngày 20/7, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thông báo thế giới ghi nhận tổng cộng 14.000 ca mắc bệnh đậu mùa khỉ, trong đó có 5 ca tử vong ở châu Phi.

Hành động khẩn cấp chống biến đổi khí hậu

Khẩn trương chống biến đổi khí hậu là thông điệp mà Đối thoại khí hậu Petersberg vừa diễn ra tại thủ đô Berlin của Đức tập trung truyền tải. Khi những hiện tượng thời tiết cực đoan xảy ra ngày càng nhiều, việc biến các cam kết thành hành động cụ thể, thực chất mang ý nghĩa sống còn đối với tương lai nhân loại.

Nga sẽ nối lại hoạt động xuất khẩu khí đốt vào ngày 21/7

"Họ (Gazprom) sẽ trở lại mức đã thấy trước ngày 11/7,” một trong những nguồn tin cho biết về khối lượng khí đốt dự kiến cung cấp qua Dòng chảy phương Bắc 1 từ ngày 21/7.

Đức thiệt hại hơn 100 tỷ euro do thời tiết cực đoan

Các hiện tượng thời tiết cực đoan đã khiến Đức thiệt hại 145 tỷ euro (146,5 tỷ USD) kể từ năm 2000. Đây là kết quả nghiên cứu do Bộ Kinh tế và Bảo vệ khí hậu (BMWK) của Đức công bố ngày 18/7.

Indonesia và Ấn Độ tăng cường hợp tác trong lĩnh vực ngân hàng

Ngân hàng Trung ương Indonesia (BI) và Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ (RBI) đã ký Biên bản ghi nhớ nhằm cải thiện quan hệ giữa hai ngân hàng trung ương trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới tiềm ẩn nguy cơ khủng hoảng và có thể suy thoái trên diện rộng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục