Chương trình Lương thực Thế giới (WFP) ngày 24/8 cho biết số người đối mặt với tình trạng mất an ninh lương thực trên toàn cầu đã tăng hơn gấp đôi lên 345 triệu người kể từ năm 2019, do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, xung đột và biến đổi khí hậu.



Người dân nhận lương thực cứu trợ tại Ayod, Nam Sudan ngày 6/2/2020. 

Theo bà Corinne Fleischer, Giám đốc khu vực của WFP, trước khi đại dịch COVID-19 bùng phát, có 135 triệu người rơi vào nghèo đói trên toàn cầu. Sau đó, con số này đã gia tăng và dự kiến tiếp tục tăng do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và xung đột.

Tác động của những thách thức về môi trường là một nhân tố bất ổn khác có thể thúc đẩy tình trạng khan hiếm lương thực, xung đột và di cư quy mô lớn. Bà Fleisher nhấn mạnh thế giới khó có thể chống đỡ được những thách thức này. Bà cho biết lượng người di cư đã tăng gấp hơn 10 lần trên toàn cầu do xung đột và biến đổi khí hậu.

Theo bà Fleisher, WFP thực sự lo ngại về ảnh hưởng kết hợp của đại dịch COVID-19, biến đổi khí hậu và xung đột tại Ukraine.

Tác động của cuộc khủng hoảng Ukraine tại Trung Đông và Bắc Phi vô cùng nặng nề khi các nước khu vực này phụ thuộc lớn vào hoạt động nhập khẩu và mối quan hệ mật thiết với Biển Đen. Yemen nhập khẩu 90% lượng lương thực thiết yếu trong đó 30% lượng lương thực đến từ Biển Đen.

WEF đang trợ giúp 13 triệu trong số 16 triệu người cần hỗ trợ về lương thực, song sự hỗ trợ của tổ chức này chỉ đáp ứng được một nửa nhu cầu hàng ngày của người dân, do thiếu nguồn quỹ. Chi phí đã tăng trung bình 45% kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát và các nhà tài trợ phương Tây đối diện với thách thức kinh tế liên quan đến xung đột tại Ukraine.

Kể cả các quốc gia xuất khẩu dầu như Iraq, vốn được hưởng lợi từ đà tăng của giá dầu, cũng phải đương đầu với rủi ro về mất an ninh lương thực. Iraq cần khoảng 5,2 triệu tấn lúa mỳ, trong khi sản lượng nội địa chỉ đạt 2,3 triệu tấn, do đó nước này sẽ cần nhập khẩu phần thiếu hụt còn lại, vốn có chi phí cao hơn. Bên cạnh đó, dù nhận được hỗ trợ từ chính phủ, cuộc khủng hoảng nước và tình trạng hạn hán đang "đe dọa” kế sinh nhai của các hộ nông dân nhỏ trên khắp Iraq.


Theo Baotintuc

Các tin khác


Tổng thống Iran Raisi thiệt mạng trong vụ tai nạn trực thăng

Một quan chức Iran xác nhận Tổng thống Iran Ebrahim Raisi đã thiệt mạng sau khi chiếc trực thăng chở ông gặp nạn ở vùng núi gần biên giới Azerbaijan.

Cộng đồng quốc tế phản ứng về vụ trực thăng chở Tổng thống Iran gặp nạn

Ngày 20/5, thông tin từ nhà chức trách Iran cho biết một chiếc trực thăng chở Tổng thống Ebrahim Raisi và Ngoại trưởng Hossein Amirabdollahian bị rơi vào ngày 19/5 khi đang bay qua địa hình núi trong sương mù dày đặc khi vừa kết thúc chuyến thăm Azerbaijan.

Ít nhất 47 người thiệt mạng vì mưa lũ ở miền bắc Afghanistan

Ngày 19/5, thông tin từ giới chức Afghanistan cho biết, đã có ít nhất 47 người thiệt mạng vì mưa lớn và lũ lụt ở miền bắc Afghanistan trong những ngày qua.

IEA cảnh báo nguy cơ thiếu hụt khoáng sản

IEA đã đưa ra cảnh báo về nguy cơ thiếu hụt nguồn cung khoáng sản thiết yếu cho chuyển đổi từ năng lượng hóa thạch sang năng lượng xanh do đầu tư không đủ mạnh.

Các quốc gia Arab kêu gọi công nhận Nhà nước Palestine

Tại Hội nghị thượng đỉnh Liên đoàn Arab (AL) ở thủ đô Manama của Bahrain với sự tham dự của Tổng Thư ký AL Ahmed Aboul-Gheit và Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres, lãnh đạo các quốc gia Arab kêu gọi cộng đồng quốc tế hành động để thiết lập nền độc lập của người Palestine.

Liên hợp quốc nâng dự báo triển vọng kinh tế toàn cầu năm 2024

Ngày 16/5 (giờ New York), Liên hợp quốc (LHQ) đã công bố Báo cáo Tình hình và Triển vọng Kinh tế Thế giới, trong đó đưa ra đánh giá lạc quan thận trọng về triển vọng kinh tế toàn cầu trong năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục