Ngày 2/9, Nhóm Các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) tuyên bố sẽ lên kế hoạch áp giá trần đối với dầu thô và các sản phẩm dầu mỏ nhập khẩu từ Nga.
G7 đang cân nhắc đề xuất áp giá trần đối với dầu mỏ Nga. (Ảnh: TASS)
Tuyên bố chung của các Bộ trưởng Tài chính G7 nêu rõ, các bên cam kết khẩn trương hợp tác nhằm hoàn tất và tiến hành biện pháp này.
Các nước G7 đang hướng tới việc thiết lập 1 liên minh rộng lớn nhằm tối ưu hóa hiệu quả của biện pháp, đồng thời hối thúc tất cả các nước định nhập khẩu dầu và các sản phẩm dầu mỏ của Nga cam kết áp dụng mức giá này hoặc thấp hơn.
Mức giá trần ban đầu sẽ dựa trên các tiêu chí kỹ thuật và sẽ thường xuyên được điều chỉnh khi cần thiết. Tuy nhiên, tuyên bố không tiết lộ mức giá cụ thể là bao nhiêu.
Theo tuyên bố, G7 đặt mục tiêu triển khai biện pháp này theo cùng lộ trình với các biện pháp liên quan trong gói trừng phạt thứ sáu của Liên minh châu Âu (EU) đối với Nga.
Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Shunichi Suzuki đã hoan nghênh kế hoạch trên của G7, đồng thời kêu gọi nhanh chóng triển khai biện pháp này nhằm giúp hạ nhiệt giá năng lượng và lạm phát.
Cùng chung quan điểm này, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen cho rằng, việc áp giá trần sẽ giúp giảm áp lực đối với giá năng lượng toàn cầu.
Trước đó, Điện Kremlin khẳng định, Nga sẽ ngừng bán dầu cho những nước áp giá trần đối với tài nguyên năng lượng của Nga, biện pháp mà Moskva cho là sẽ gây bất ổn lớn đến thị trường dầu mỏ toàn cầu.
Phát biểu với báo giới, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov nhấn mạnh: "Các công ty áp giá trần sẽ không nằm trong số những khách hàng nhận dầu của Nga". Moskva khẳng định sẽ không hợp tác với họ trên nguyên tắc phi thị trường như vậy.
Ông Peskov cũng cho rằng, người dân châu Âu sẽ là những người trực tiếp hứng chịu hậu quả từ quyết định trừng phạt của phương Tây, và Moskva đang nghiên cứu để đánh giá việc áp giá trần đối với dầu nhập khẩu từ Nga sẽ ảnh hưởng ra sao đến nền kinh tế quốc gia này.
Theo Cơ quan Năng lượng quốc tế, trước khi xung đột tại Ukraine bùng phát, châu Âu là điểm đến của gần một nửa lượng dầu thô và các sản phẩm xăng dầu xuất khẩu của Nga.
Trong năm 2021, các nước EU mỗi ngày nhập khẩu 2,2 triệu thùng dầu thô, 1,2 triệu thùng sản phẩm hóa dầu và 0,5 triệu thùng dầu diesel, trong đó Đức, Ba Lan và Hà Lan là những khách hàng lớn nhất.
Theo Báo Nhân Dân
Trong năm 2021, nồng độ khí nhà kính và mực nước biển trên toàn cầu đã tăng lên các mức cao kỷ lục.
Thủ tướng Bỉ Alexander De Croo ngày 31/8 đã công bố một loạt quyết định của chính phủ nước này sau cuộc họp của Ủy ban tham vấn (CODECO) về khủng hoảng năng lượng và sự bùng nổ của các hóa đơn hộ gia đình và doanh nghiệp.
Các kho dự trữ khí đốt của nước Đức đã đầy tới 82%, nhưng vẫn chưa đảm bảo một mùa đông đủ khí đốt cho sưởi ấm và công nghiệp.
Ngày 30/8, tại thủ đô Bắc Kinh, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (CPC) đã tổ chức hội nghị bàn về công tác chuẩn bị cho phiên họp toàn thể lần thứ 7 của Ban Chấp hành Trung ương CPC lần thứ XIX (Hội nghị Trung ương 7 khóa XIX), và Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ XX (Đại hội XX).
Theo phóng viên TTXVN tại New York, kỳ họp Đại hội đồng LHQ khóa 77, sự kiện thường niên lớn nhất của tổ chức LHQ, sẽ chính thức khai mạc vào ngày 12/9.
Mỹ sẽ ngừng phát miễn phí bộ xét nghiệm COVID-19 tại nhà do không còn đủ kinh phí, trong bối cảnh kho dự trữ đang dần cạn kiệt.