Điện Kremlin tuyên bố chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine sẽ kéo dài ít nhất cho đến khi Nga kiểm soát toàn bộ khu vực Donetsk ở miền đông Ukraine.


Phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov.

Theo hãng tin Reuters, trong cuộc trao đổi với các phóng viên hôm 28/9, phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết Cộng hòa Nhân dân Donetsk tự xưng (DPR) hiện mới kiểm soát một phần lãnh thổ rộng lớn mà họ tuyên bố chủ quyền.

"Do đó, điều tối thiểu là cần thiết là phải giải phóng toàn bộ lãnh thổ của DPR”, ông Peskov nói khi được hỏi liệu Nga đã đạt được các mục tiêu của chiến dịch quân sự tại Ukraine hay chưa,khicác vùng lãnh thổ ở Ukraine sáp nhập vào Nga.

Từ đầu, Nga đã xác định tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine để bảo vệ những người dân ở khu vực Donbass, miền đông Ukraine, trong đó Donetsk chiếm một nửa. Mặc dù Nga đã kiểm soát gần như toàn bộ khu vực Luhansk -nửa còn lại của Donbass, nhưng nước này chỉ kiểm soát khoảng 60% khu vực Donetsk.

Hai vùng Donetsk và Luhansk, cùng với hai khu vực khác do Nga kiểm soát ở miền nam Ukraine là Kherson và Zaporizhzhia, đã nỗ lực sáp nhập Nga bằng cách tiến hành trưng cầu dân ý. Cuộc bỏ phiếu diễn ra từ ngày 23/9 và kết thúc vào ngày 27/9 vừa qua. Theo thông báo của các ủy ban bầu cử, kết quả cho thấy phần lớn người dân tại 4 tỉnh này đã bỏ phiếu đồng ý sáp nhập Nga.

Với đa số phiếu ủng hộ, lãnh đạo LPR và lãnh đạo tỉnh Kherson, Zaporozhyeđã chính thức yêu cầu Tổng thống Vladimir Putin sáp nhập 2 vùng này vào lãnh thổ Nga. Trước đó, Nga đã tuyên bố sẽ dùng mọi biện pháp để bảo vệ các lãnh thổ mới sáp nhập, sau khi phát lệnh động viên một phần để bổ sung lực lượng cho chiến dịch quân sự ở Ukraine.

Về phần mình, Ukraine và phương Tây đã chỉ trích các cuộc trưng cầu dân ý là cuộc "bỏ phiếu giả” và tuyên bố sẽ không thừa nhận kết quả này.Phát biểu qua video tại một phiên họp Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky thúc giục các quốc gia khắp thế giới bác bỏ kết quả trên. Ông cũng nhắc lại lời đe dọa sẽ ngừng mọi liên lạc với Nga nếu nước này công nhận kết quả bỏ phiếu.

Đại diện cấp cao phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại của EUJosep Borrell cũng đăng trên Twitter: "EU lên án việc tổ chức 'cuộc trưng cầu dân ý' bất hợp pháp cũng như kết quả bị làm giả. Đây là hành động vi phạm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ Ukraine”.

Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel cho rằng các cuộc trưng cầu dân ý ở 4 vùng Donetsk, Lugansk, Zaporizhzhia và Kherson đã được dàn dựng. Ông nói: "Kết quả giả mạo. Chúng tôi cũng không công nhận”.

Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg hôm 27/9 gọi các cuộc bỏ phiếu do Nga tổ chức tại các vùng Ukraine do Moskva kiểm soát làbất hợp pháp.

Trong khi đó, Mỹ cho biết nước này đang lên kế hoạch đưa ra dự thảo nghị quyết lên án các cuộc trưng cầu dân ý này lên Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc trong những ngày tới.


Theo Baotintuc

Các tin khác


Ai Cập kêu gọi tăng cường viện trợ cho phía Bắc Gaza

Theo phóng viên TTXVN tại Cairo, ngày 15/4, Bộ trưởng Ngoại giao Ai Cập Sameh Shoukry đã kêu gọi tăng cường viện trợ cho Dải Gaza, đặc biệt là ở phía Bắc, trong cuộc họp tại Cairo với Điều phối viên cấp cao về nhân đạo và tái thiết tại Dải Gaza của Liên hợp quốc (LHQ), bà Sigrid Kaag.

Sáng 15/4, giá dầu châu Á đi xuống

Trong phiên giao dịch sáng 15/4, giá dầu châu Á đi xuống, bất chấp mối lo ngại sau cuộc tấn công trả đũa của Iran nhằm vào Israel.

Liên hợp quốc tìm cách tháo ngòi “thùng thuốc súng”Trung Đông

Theo phóng viên TTXVN tại New York, chiều 14/4 (giờ địa phương), Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đã tổ chức phiên họp khẩn về tình hình Trung Đông, trọng tâm là vụ Iran tấn công trả đũa Israel hôm 13/3.

Hệ thống phòng không Israel căng mình chống tên lửa, máy bay không người lái Iran

Tối 13/4, Iran đã phóng loạt tên lửa và máy bay không người lái hướng đến lãnh thổ Israel.

Hàng không Mỹ đề xuất hạn chế cấp phép cho các chuyến bay từ Trung Quốc

Theo phóng viên TTXVN tại Washington, các hãng hàng không lớn của Mỹ và một số nghiệp đoàn đang yêu cầu chính quyền Tổng thống Joe Biden ngừng phê duyệt thêm chuyến bay giữa Mỹ và Trung Quốc do chính sách "chống cạnh tranh” mà Trung Quốc áp đặt lên các hãng hàng không Mỹ.

Tình hình kinh tế đáng lo ngại ở đất nước có lạm phát cao nhất thế giới

Ngày 12/4, Viện Thống kê và Điều tra quốc gia Argentina (INDEC) cho biết, tỷ lệ lạm phát tại nước này trong tháng 3/2024 đứng ở mức 11% so với tháng trước đó.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục