Nhà Trắng lo ngại nhà lãnh đạo cực hữu Meloni lên nắm quyền ở Italy có thể làm suy yếu cam kết của nước này đối với Ukraine.


Bà Giorgia Meloni.

Theo trang tin Politico.eu ngày 26/9, chiến thắng của nhà lãnh đạo cực hữu Giorgia Meloni ở Itlay đã làm chao đảo châu Âu, làm gia tăng lo ngại về sự trỗi dậy của lực lượng cánh hữu trên lục địa này trong bối cảnh họ đối mặt với khó khăn kinh tế và bị chi phối bởi cuộc xung đột Nga - Ukraine. Điều này cũngđã gây ra những "chấn động" có thể cảm nhận được trong Nhà Trắng.

Nhà Trắng đã thể hiện một động thái "công khai dũng cảm", lưu ý rằng chiến thắng của bà Meloni là ý chí của người dân Italy, đồng thời bày tỏ sự tin tưởng rằng Rome sẽ vẫn là một đối tác kiên định với phương Tây.

Thư ký báo chí Nhà Trắng Karine Jean-Pierre cho biết trong cuộc họp báo hôm 26/9: "Đó là một đồng minh NATO, một đối tác G7 và thành viên của EU. Vì vậy chúng tôi sẽ làm việc với chính phủ mới của Italy trên cơ sở chia sẻ những thách thức toàn cầu, trong đó có cả việc hỗ trợ Ukraine trong cuộc xung đột với Nga”.

Tuy nhiên, bà Jean-Pierre không nhắc đến tên của nhà lãnh đạo cực hữu Meloni. Và chiến thắng của bà Meloni, chiến thắng đầu tiên cho phe cực hữu ở Italy kể từ Thế chiến thứ hai, đã khiến Nhà Trắng coi là một xu hướng ở châu Âu, vốn cũng đã chứng kiến ​​chiến thắng của lực lượng cánh hữu ở Thụy Điển và Hungary và sự xâm nhập ở các quốc gia như Pháp.

Điều này có khả năng gây bất ổn hơn nữa cho nhóm G7, vốn đã thống nhất vào mùa Hè này tại hội nghị thượng đỉnh ở Đức nhằm hỗ trợ cho Ukraine. Kể từ thời điểm đó vào tháng 6, quyền lực của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron bị ảnh hưởng, Thủ tướng Anh Boris Johnson bị thay thế bởi bà Liz Truss - một người bảo thủ khác thậm chí còn hoài nghi sâu sắc hơn về châu Âu - và giờ đây Thủ tướng Italy Mario Draghi chuẩn bị được thay thế bởi bà Meloni.

Cho đến thời điểm này, sự thống nhất của phương Tây vẫn được duy trì. Nhưng chiến thắng đáng kinh ngạc của phe cánh hữu ở Itay diễn ra khi quyết tâm của phương Tây sắp được thử thách bởi một mùa Đông "lạnh giá và đen tối" đối với châu Âu - khi châu lục này bị cắt nguồn cung cấp năng lượng từ Nga, dẫn đến giá khí đốttăng cao.

Do đó, các trợ lý của Tổng thống Mỹ Joe Biden lo lắng rằng bà Meloni có thể bắt đầu nghi ngờ cam kết của Italy, cho rằng các nguồn lực của quốc gia nên được sử dụng ở trong nước, đặc biệt nếu châu Âu rơi vào suy thoái vào mùa Đông năm nay.

Nếu một quốc gia trong nhóm G7 muốn tìm kiếm một giải pháp thương lượng - trái ngược với việc tài trợ cho cuộc xung đột - thì có khả năng các quốc gia khác có thể làm theo và quyết tâm của châu Âu có thể suy yếu.

Ít nhất là hiện tại, các quan chức Nhà Trắng hy vọng rằng Rome sẽ đứng về phía Kiev và công khai bác bỏ những quan điểm rằng quyết tâm của phương Tây có thể sụp đổ. Nhưng tối thiểu, Mỹ phải thừa nhận rằng Italy có thể không còn sự hỗ trợ mạnh mẽ như ông Draghi đưa ra.

Dưới thời Draghi, Italy đóng một vai trò quan trọng trong một châu Âu không có nhiều nhà lãnh đạo mạnh mẽ, giúp định hình phản ứng của châu lục này đối với sự phục hồi sau đại dịch COVID-19, các vấn đề kinh tế và cuộc xung đột Nga - Ukraine. Nhưng Italy hiện đã quay lưng lại với dòng chính châu Âu và có thể liên minh với các nhà lãnh đạo dân tộc chủ nghĩa ở Hungary và Ba Lan.

Bà Meloni đã nói rằng mình ủng hộ NATO và Ukraine, không giống như những người khác trong liên minh của bà, bao gồm cả cựu thủ tướng Silvio Berlusconi. Hiện tại, khoảng 1/3 số ghế trong Quốc hội mới thuộc về các đảng chưa chỉ trích hoàn toàn chiến dịch quân sự của Moskva ở Ukraine.


Theo Baotintuc

Các tin khác


Nhật Bản tăng cường lệnh cấm xuất khẩu sang Nga

Nhật Bản đã quyết định cấm xuất khẩu sang Nga các loại hàng hóa liên quan đến vũ khí hóa học. Lệnh cấm này nằm trong khuôn khổ gói trừng phạt bổ sung của Nhật Bản nhằm vào Nga liên quan đến cuộc xung đột tại Ukraine.

Hungary: Các biện pháp trừng phạt Nga liên quan tới xung đột tại Ukraine "thất bại hoàn toàn"

Ngày 25/9, Bộ trưởng Ngoại giao và Thương mại Hungary Peter Szijjarto cho rằng, các biện pháp trừng phạt Nga đang gây thiệt hại cho chính châu Âu và là "thất bại hoàn toàn", đồng thời nhấn mạnh Hungary không chấp nhận bất kỳ biện pháp trừng phạt nào gây nguy hiểm cho nguồn cung năng lượng của mình.

Lật thuyền chở người di cư ở Syria, 34 người thiệt mạng

Ngày 22/9, giới chức Syria đã phát hiện 34 thi thể và 14 người sống sót trong vụ một chiếc thuyền chở người di cư bị lật gần thành phố ven biển Tartous.

Động đất mạnh tại Mexico

Một trận động đất mạnh 7,5 độ richter đã làm rung chuyển khu vực miền tây Mexico vào trưa 19/9 (giờ địa phương). Theo thông tin sơ bộ, trận động đất đã khiến ít nhất hai người chết và 10 người bị thương, gây hư hại hơn 200 ngôi nhà, khiến khu vực miền tây Mexico mất điện trên diện rộng.

Gruzia giải cứu 14 con tin bị bắt giữ tại ngân hàng

Bộ Nội vụ Gruzia hôm qua thông báo cảnh sát nước này đã giải cứu toàn bộ 14 con tin bị một đối tượng có vũ trang bắt giữ tại một ngân hàng ở thành phố Kutaisi lớn thứ 2 ở nước này.

Phát hiện rò rỉ tại nhà máy điện hạt nhân Isar 2 của Đức

Theo Bộ Môi trường Đức, sẽ mất khoảng 1 tuần để khắc phục tình trạng rò rỉ nếu nhà máy vẫn duy trì hoạt động sau ngày 31/12. Trong thời gian sửa chữa, nhà máy sẽ tạm dừng hoạt động.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục