Số lượng lệnh trục xuất được ban hành tại Liên minh châu Âu đang ngày càng gia tăng trong khối 27 thành viên.


Châu Âu đã tăng cường các lệnh trục xuất sau đại dịch COVID-19. Ảnh: USNews

Báo Deutsche Welle (Đức) dẫn số liệu mới công bố của Văn phòng Thống kê EU (Eurostat) cho biết, số lượng lệnh trục xuất được ban hành trên toàn khối 27 quốc gia thành viên EU đã tăng lên trong quý 2/2022.

Trong khi hơn 23.000 vụ trục xuất đã được thực hiện, bao gồm cả một số người bị đưa từ nước thành viên EU này sang nước thành viên EU khác, việc trục xuất 96.550 công dân không thuộc EU khỏi các quốc gia EU đã được đưa ra trong quý 2/2022. So với quý 2/2021, số lệnh trục xuất tăng 15%.

Pháp đã ra lệnh trục xuất số lượng lớn nhất trong quý 2/2022, với 33.450 trường hợp. Sau Pháp, Hy Lạp đã yêu cầu 8.750 người rời khỏi nước này, trong khi Đức là 8.275 người và Italy là 6.020 người.

Pháp đã cho hồi hương hơn một nửa số người được xác định là phần tử Hồi giáo cực đoan sống ở nước này mà không có giấy phép cư trú kể từ năm 2018. Hiện nước này muốn gia hạn hình phạt và trục xuất nhiều hơn nữa.

Italy đã chứng kiến số lượng lệnh trục xuất tăng 2.000% trong quý 2 so với quý đầu tiên của năm 2022. Trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 3, Italy chỉ ban hành 260 lệnh trục xuất.

Theo Eurostat, người Albania bị trục xuất nhiều nhất, tiếp theo là người Gruzia, người Nga và người Thổ Nhĩ Kỳ.

Trong thời kỳ đại dịch COVID-19, số lượng trục xuất trên khắp EU đã giảm. Năm 2020, Đức chỉ thực hiện 760 vụ trục xuất trong quý 2 so với 9,920 vụ trục xuất trong cùng quý năm 2019.

Theo luật của EU, những người có thị thực hoặc quy chế tị nạn có thể đi lại tự do trong khối và tùy thuộc vào tình trạng pháp lý cụ thể của họ có thể được đưa trở lại quốc gia thành viên khác.

Theo Baotintuc.vn

Các tin khác


Nga nối lại dòng chảy khí đốt tới quốc gia thuộc EU

Tập đoàn năng lượng Nga Gazprom đã giải quyết xong tranh cãi làm cản trở đường trung chuyển khí đốt tới Italy thông qua Áo.

Khủng hoảng năng lượng đặt ra “mối đe dọa hiện hữu” đối với các mục tiêu khí hậu

Cuộc khủng hoảng năng lượng ở châu Âu đã làm cản trở quá trình chuyển đổi xanh và những nỗ lực giữ cho sự nóng lên toàn cầu ở mức dưới 1,5°C.

WHO: Bệnh đậu mùa khỉ vẫn tiếp tục lây lan trên thế giới

Theo trang thông tin chính thức của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), kể từ đầu năm 2022 đến nay, WHO đã nhận được báo cáo về sự xuất hiện của dịch đậu mùa khỉ tại 106 quốc gia thành viên ở tất cả 6 khu vực của tổ chức này.

WHO cảnh báo nguy cơ gia tăng số ca mắc bệnh tả tại Haiti

Ngày 4/10, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo số ca mắc bệnh tả tại Haiti có thể sẽ gia tăng, gây thêm khó khăn cho nỗ lực ứng phó với nhiều cuộc khủng hoảng ở nước này.

New Zealand có thể đối mặt với làn sóng COVID-19 mới, Thái Lan giám sát tình hình dịch tại 8 địa phương lớn

Đến sáng 5/10, thế giới có trên 624,06 triệu người mắc COVID-19, trong đó hơn 6,552 triệu trường hợp đã tử vong vì đại dịch này.

UNCTAD: Mỹ Latinh nằm trong số các nền kinh tế suy thoái mạnh nhất do khủng hoảng

Theo phóng viên TTXVN tại khu vực Mỹ Latinh, Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) ngày 3/10 cảnh báo trong năm nay và năm tới, các nền kinh tế Mỹ Latinh và Caribe sẽ hứng chịu đợt suy thoái tồi tệ nhất trong số các khu vực có những nước đang phát triển.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục