Đến sáng 5/10, thế giới có trên 624,06 triệu người mắc COVID-19, trong đó hơn 6,552 triệu trường hợp đã tử vong vì đại dịch này.
Đến nay, hơn 624,06 triệu người đã mắc COVID-19 trên toàn cầu. (Ảnh: AP)
Quốc gia chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất bởi dịch COVID-19 vẫn là Mỹ với trên 98,28 triệu ca mắc và hơn 1,085 triệu trường hợp tử vong.
Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ cho biết đã ngừng đưa ra những lưu ý về y tế khi đi du lịch liên quan đến đại dịch COVID-19 do có ít quốc gia đưa ra đủ dữ liệu để đánh giá một cách chính sác về tình hình dịch bệnh. Theo CDC, trong bối cảnh có ít quốc gia tiến hành xét nghiệm hoặc báo cáo về các trường hợp mắc COVID-19, khả năng CDC đưa những lưu ý về y tế chính xác đối với phần lớn những điểm đến du lịch bị hạn chế. Do vậy, cơ quan này sẽ chỉ đưa ra lưu ý về y tế "đối với một nước trong trường hợp một tình huống, chẳng hạn như sự quan ngại về biến thể của virus SARS-CoV-2, được xác định là làm thay đổi những khuyên nghị của CDC đối với quốc gia này".
Trước đó, hồi tháng 3 năm nay, CDC đã đưa ra những khuyến nghị không đi du lịch đối với khoảng 120 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, chiếm hơn một nửa số điểm đến du lịch toàn cầu. Tuy nhiên, đến tháng 4/2022, CDC đã hủy bỏ khuyến nghị "Không đi du lịch do COVID-19" đối với khoảng 90 điểm đến trên thế giới và cho biết sẽ dành riêng lưu ý về y tế khi đi du lịch mức độ 4 cho "những hoàn cảnh đặc biệt".
Tại tâm dịch COVID-19 lớn thứ hai thế giới Ấn Độ, vào ngày 4/10, nước này ghi nhận tổng cộng trên 44,6 triệu người nhiễm virus SARS-CoV-2, bao gồm hơn 528.700 trường hợp thiệt mạng vì COVID-19 tại quốc gia Nam Á này.
Pháp hiện là điểm nóng dịch bệnh lớn thứ 3 thế giới với gần 155.200 bệnh nhân COVID-19 không qua khỏi trong tổng số trên 35,57 triệu người nhiễm bệnh ở quốc gia này.
Brazil có tổng số ca mắc COVID-19 cao thứ tư thế giới với trên 34,72 triệu người, và số bệnh nhân tử vong do đại dịch này cao thứ hai toàn cầu, chỉ sau Mỹ với hơn 686.400 trường hợp.
Mỹ đã ngừng đưa ra những lưu ý về y tế khi đi du lịch liên quan đến đại dịch COVID-19. (Ảnh: AP)
Giáo sư Michael Plank thuộc Đại học Canterbury (Anh) ngày 4/10 cảnh báo, New Zealand có thể đối mặt với làn sóng dịch COVID-19 mới trước cuối năm 2022. Theo giáo sư Plank, các ca mắc COVID-19 và phải nhập viện đang gia tăng tại châu Âu như Đức, Đan Mạch, Bỉ và Anh là ví dụ về một làn sóng dịch mới sắp xảy ra. Các nhân tố như miễn dịch giảm và các biến thể phụ mới BQ.1.1 của biến thể Omicron, biến thể BA.5 và biến thể phụ khác BA.2.75.2 kết hợp với nhau tạo nên làn sóng mới trong tương lai.
Giáo sư Plank dự báo điều tương tự tại châu Âu có thể xảy ra ở New Zealand sau vài tuần nữa. Ông bày tỏ lo ngại khi nhiều người dân New Zealand không còn đeo khẩu trang và biên giới nước này đã mở cửa từ tháng 9 vừa qua.
Bộ Y tế New Zealand ngày 3/10 cho biết, nước này đã ghi nhận 9.975 ca mắc COVID-19 mới lây nhiễm cộng đồng và thêm 33 ca tử vong trong tuần trước.
Từ giữa tháng 9 vừa qua, người dân New Zealand đã không còn bắt buộc phải đeo khẩu trang trong các siêu thị, cửa hàng, trên xe bus hay máy bay. Và khách du lịch cũng không còn cần phải tiêm phòng để có thể đến thăm đất nước này.
Cơ quan thống kê Đan Mạch công bố kết quả phân tích cho thấy, đại dịch COVID-19 đã khiến Chính phủ nước này tiêu tốn 119,8 tỷ Kroner Đan Mạch (DKK), tương ứng 15,8 tỷ USD, với phần lớn các nguồn quỹ chi cho các khoản bồi thường tài chính.
Bản phân tích bao quát số liệu chi tiêu công trong suốt thời gian đại dịch hoành hành, từ quý I/2020 đến cuối quý I năm nay, cho thấy có 68% các nguồn quỹ, tương ứng 10,7 tỷ USD chi cho các khoản bồi thường thông qua cơ chế bồi thường chung và tùy ngành cụ thể. Ngoài ra, có tổng cộng 4,6 tỷ DKK (604,9 triệu USD) được chi cho một loạt các sáng kiến có mục tiêu nhằm vào các ngành cụ thể cũng như lĩnh vực xã hội.
Theo thống kê của Worldometers.info, đến ngày 4/10, Đan Mạch có trên 3,11 triệu ca mắc, trong đó có 7.087 người tử vong. Trong 24 giờ qua, nước này có 1.120 ca mắc COVID-19 mới.
Các hãng hàng không của Nhật Bản đang nỗ lực đối phó với tác động của đại dịch COVID-19 Hai hãng hàng không Airdo Co. và Solaseed Air Inc. đã sáp nhập nhằm cắt giảm chi phí và sử dụng hiệu quả tài nguyên trong bối cảnh nhu cầu đi lại giảm do đại dịch COVID-19. Hãng hàng không Airdo, có trụ sở ở Sapporo và hãng hàng không Solaseed Air, có trụ sở ở Miyazaki, sẽ giữ tên và các đường bay hiện nay trong công ty cổ phần mới, mang tên RegionalPlus Wings Corp.
Các hãng hàng không cho biết, việc hợp nhất này sẽ giúp giảm chi phí thông qua bảo dưỡng và mua chung phụ tùng máy bay. Phát biểu tại lễ sáp nhập, Bộ trưởng Bộ Giao thông Nhật Bản Tetsuo Saito đã hoan nghênh động thái trên, đồng thời hy vọng việc sáp nhập sẽ giúp 2 hãng hàng không duy trì và cải thiện hơn nữa dịch vụ.
Thái Lan xác định sẽ tiếp tục giám sát tình hình COVID-19 tại 8 tỉnh thành lớn của nước này. (Ảnh: AP)
Campuchia đã dỡ bỏ một số hạn chế y tế với người nhập cảnh vào nước này. Người nước ngoài nhập cảnh vào Campuchia sẽ không phải khai báo y tế và xuất trình giấy chứng nhận tiêm vaccine. Quy định được áp dụng tại tất cả các cửa khẩu. Tuy nhiên, Campuchia vẫn duy trì các máy đo thân nhiệt ở những cửa khẩu xuất nhập cảnh, cũng như lực lượng kiểm dịch, cách ly y tế tại các cửa khẩu biên giới để tư vấn cho hành khách có triệu chứng hoặc người bệnh trong trường hợp cần thiết. Bên cạnh đó, Campuchia cũng kêu gọi người dân và người nhập cảnh chưa tiêm vaccine có thể tiêm ngừa miễn phí tại các địa điểm trên toàn quốc.
Việc Campuchia nới lỏng nhập cảnh là bước đi hợp lý trong bối cảnh du lịch nội khối trong khu vực ASEAN đang khởi sắc. Ước tính gần một nửa số du khách tới ASEAN là du khách từ chính các nước trong khu vực. Trong khi các thị trường như Trung Quốc còn đóng cửa vì phong tỏa COVID-19 hay thị trường châu Âu đang bị tác động mạnh bởi những bất ổn từ xung đột Nga - Ukraine, du lịch nội khối trong ASEAN là một lựa chọn tốt.
Campuchia cho đến nay có ít nhất 15,19 triệu người đã được tiêm ít nhất 1 mũi vaccine ngừa COVID-19, tương đương 94,9% trong tổng số 16 triệu dân của nước này. Bộ Y tế nước này cho biết, từ tháng 4 đến nay, Campuchia không ghi nhận thêm các ca tử vong do COVID-19. Ngoài ra, khoảng 63,6% người dân đã tiêm mũi thứ 3 và 27% đã tiêm liều thứ 4, trong khi 5,4% đã tiêm mũi thứ 5 vaccine ngừa COVID-19. Chương trình tiêm vaccine của Campuchia sử dụng vaccine của các hãng dược Sinovac và Sinopharm.
Mặc dù đã chính thức dỡ bỏ tình trạng khẩn cấp y tế liên quan đại dịch COVID-19 và không còn coi COVID-19 là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, nhà chức trách Thái Lan vẫn xác định sẽ tiếp tục giám sát tình hình COVID-19 tại 8 tỉnh thành lớn của nước này, bao gồm cả thủ đô Bangkok.
Tiến sĩ Sophon Iamsirithaworn, Cục phó Cục Kiểm soát bệnh tật thuộc Bộ Y tế Thái Lan, cho biết, từ ngày 1/10, việc giám sát được thực hiện giữa các nhóm có nguy cơ cao. Bộ Y tế Thái Lan cũng đã xác định các tỉnh có nguy cơ bùng phát dịch. Đây đều là các địa phương có thế mạnh về du lịch hoặc có mật độ lao động nhập cư dày đặc.
Theo Tiến sĩ Sophon, 8 tỉnh này sẽ được coi như những điểm mẫu để phát hiện những dấu hiệu đầu tiên của một đợt dịch mới. Ngoài ra, Bộ Y tế Thái Lan cũng sẽ theo dõi các biến chủng và cập nhật thông tin hàng tuần thay vì hàng ngày vì tình hình dịch bệnh hiện đã ổn định. Theo ông, tỷ lệ nhiễm và sự xuất hiện những biển thể mới sẽ là những thông tin quan trọng để ước đoán liệu có khả năng bùng phát dịch hay không.
Theo nhận định, COVID-19 sẽ có khả năng lây lan cao hơn trong mùa mưa, hay từ tháng 6 - 9 hàng năm. Và bệnh này có nguy cơ lại bùng lên nhưng với tỷ lệ thấp hơn trong thời gian từ tháng 1 - 3 hàng năm.
Theo VTV.VN
Số người di cư vượt rừng rậm Darien, biên giới tự nhiên giữa Panama và Colombia, lập kỷ lục mới. Số người di cư thiệt mạng tại khu vực sông Bravo, biên giới tự nhiên giữa Mexico và Mỹ vượt con số 200. Những con số thống kê đáng buồn lại gióng lên hồi chuông cảnh báo về số phận của những người di cư ở khu vực Trung Mỹ.
Ông Yury Vitrenko, Giám đốc điều hành Tập đoàn năng lượng quốc gia Naftogaz, cho biết Ukraine có thể chuyển từ khí đốt tự nhiên sang sử dụng nhiên liệu từ rác thải và sinh khối để sưởi ấm vào đầu năm 2023.
Ngày 2/10, Phó Thống đốc tỉnh Đông Java của Indonesia, ông Emil Dardak, cho biết số người thiệt mạng trong vụ giẫm đạp tại sân vận động ở thành phố Malang là 125 người, thay vì 174 người như con số đưa ra trước đó.
Sau sự cố 2 đường ống Nord Stream, TurkStream hiện là đường ống dẫn khí đốt tự nhiên còn lại của Nga đến châu Âu bên cạnh các đường ống đi qua Ukraine.
Từng là điều không thể tưởng tượng được, nhưng có khả năng điện thoại di động sẽ ngừng hoạt động trên khắp châu Âu vào mùa đông này nếu các nước phải cắt điện hoặc hạn chế sử dụng điện, làm ảnh hưởng đến các mạng di động trên toàn châu Âu.
Điều đáng chú ý là nguồn cung mới không xuất phát từ lý do thương mại, mà nhằm hỗ trợ Đức trong bối cảnh quốc gia châu Âu này đang gặp nhiều khó khăn về nguồn cung do xung đột Nga - Ukraine và đã đóng cửa các nhà máy điện hạt nhân trên lãnh thổ Đức.