Theo phóng viên TTXVN tại khu vực Mỹ Latinh, Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) ngày 3/10 cảnh báo trong năm nay và năm tới, các nền kinh tế Mỹ Latinh và Caribe sẽ hứng chịu đợt suy thoái tồi tệ nhất trong số các khu vực có những nước đang phát triển.
Người dân mua sắm tại một chợ ở Ozumba, Mexico. Ảnh: AFP/TTXVN
Cơ quan này đã đưa ra một trong những tài liệu toàn diện nhất từ trước đến nay về những yếu tố đan xen trong những năm qua - gồm đại dịch COVID-19, sự gián đoạn chuỗi cung ứng, chiến sự ở Ukraine và lạm phát - những yếu tố tạo tiền đề cho đợt suy thoái sâu sắp tới.
Trong số tất cả các khu vực, Mỹ Latinh và Caribe sẽ trải qua một trong những đợt suy thoái mạnh nhất và chỉ tăng trưởng 2,6% trong năm nay, so với mức phục hồi 6,6% trong năm 2021. Tình hình còn tồi tệ hơn trong năm tới, với dự báo tăng trưởng chỉ đạt 1,1%.
Bức tranh toàn cảnh Mỹ Latinh sẽ đi theo mô hình tăng trưởng của 3 nền kinh tế lớn nhất khu vực. Brazil và Mexico có dự báo bi quan nhất với mức tăng trưởng chỉ 1,8% trong năm nay và 0,6% trong năm tới. Argentina được dự báo tăng trưởng 4,1% trong năm 2022, song kỳ vọng cho cả ba nền kinh tế đều giảm một nửa so với năm 2021.
Tăng trưởng của Trung Mỹ và Caribe có thể giảm từ 7,8% trong năm 2021 xuống còn 4,1% trong năm nay, trong khi Nam Mỹ (trừ Brazil và Argentina) sẽ suy thoái mạnh hơn, từ 9,1% xuống còn 3,1%.
Người đứng đầu UNCTAD, bà Rebeca Grynspan, nhấn mạnh nhiều quốc gia trong khu vực đang chịu áp lực ngày càng gia tăng từ các khoản nợ nước ngoài và chi phí sinh hoạt leo thang. Gánh nặng nợ nước ngoài là một trong những yếu tố khiến UNCTAD quan ngại lớn nhất, trong bối cảnh nhiều quốc gia (đặc biệt là ở tiểu vùng Caribe) đang đứng trước bờ vực vỡ nợ và nhiều nước khác cũng có nguy cơ đặc biệt cao.
Các nhà phân tích kết luận rằng việc Mỹ Latinh thắt chặt chính sách tiền tệ hơn nữa có thể giúp kiềm chế lạm phát và biến động tỉ giá hối đoái so với đồng USD, song đồng thời sẽ làm suy yếu thêm nhu cầu trong nước, dẫn đến suy thoái và bất ổn xã hội.
Theo TTXVN
Ông Yury Vitrenko, Giám đốc điều hành Tập đoàn năng lượng quốc gia Naftogaz, cho biết Ukraine có thể chuyển từ khí đốt tự nhiên sang sử dụng nhiên liệu từ rác thải và sinh khối để sưởi ấm vào đầu năm 2023.
Ngày 2/10, Phó Thống đốc tỉnh Đông Java của Indonesia, ông Emil Dardak, cho biết số người thiệt mạng trong vụ giẫm đạp tại sân vận động ở thành phố Malang là 125 người, thay vì 174 người như con số đưa ra trước đó.
Sau sự cố 2 đường ống Nord Stream, TurkStream hiện là đường ống dẫn khí đốt tự nhiên còn lại của Nga đến châu Âu bên cạnh các đường ống đi qua Ukraine.
Từng là điều không thể tưởng tượng được, nhưng có khả năng điện thoại di động sẽ ngừng hoạt động trên khắp châu Âu vào mùa đông này nếu các nước phải cắt điện hoặc hạn chế sử dụng điện, làm ảnh hưởng đến các mạng di động trên toàn châu Âu.
Điều đáng chú ý là nguồn cung mới không xuất phát từ lý do thương mại, mà nhằm hỗ trợ Đức trong bối cảnh quốc gia châu Âu này đang gặp nhiều khó khăn về nguồn cung do xung đột Nga - Ukraine và đã đóng cửa các nhà máy điện hạt nhân trên lãnh thổ Đức.
Ngày 28/9, trả lời phỏng vấn trong buổi khai mạc Diễn đàn Công chúng hàng năm của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Tổng Giám đốc WTO Ngozi Okonjo-Iweala cho rằng, trong bối cảnh suy thoái toàn cầu có thể diễn ra, ưu tiên ngắn hạn hàng đầu của WTO sắp tới sẽ là giải quyết vấn đề mất an ninh lương thực và tìm cách cung cấp thực phẩm cho các nhóm dân cư nghèo nhất của thế giới.