Với tác động từ cuộc xung đột Nga-Ukraine, giá năng lượng tăng vọt, đại dịch COVID-19 chưa kết thúc và nguồn cung khí đốt gián đoạn, kinh tế Đức đang đứng bên bờ vực suy thoái với lạm phát lên tới 8,5%. Nhưng những tin xấu vẫn tiếp tục xuất hiện.


Dây chuyền lắp ráp xe ô tô của Hãng Porsche ở Stuttgart, miền Nam Đức. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN

Trong bối cảnh của cuộc khủng hoảng năng lượng chưa có dấu hiệu thuyên giảm, nền kinh tế Đức càng bộc lộ những dấu hiệu giảm tốc rõ ràng. Bộ Kinh tế và Hành động Khí hậu Đức dẫn số liệu của Văn phòng Thống kê Liên bang (Destatis) cho biết như vậy khi đề cập đến hoạt động công nghiệp của nền kinh tế lớn nhất châu Âu.

Theo phóng viên TTXVN tại Berlin, Destatis đã công bố hoạt động kinh tế của Đức trong tháng 8/2022 giảm 2,4% so với tháng trước đó. Chỉ trong tháng 8, số đơn đặt hàng đã giảm 3,4% so với tháng trước, trong khi đơn hàng ở nước ngoài giảm 1,7%. Bộ trên nêu rõ: "Triển vọng không mấy khả quan trong những tháng còn lại của năm cũng được phản ánh qua môi trường kinh doanh ảm đạm và dự báo xuất khẩu cũng giảm sút mạnh. Tuy nhiên, Bộ trên cho rằng các ngành công nghiệp cơ khí và ô tô lớn của Đức vẫn ghi nhận mức tăng trưởng trong số đơn đặt hàng của tháng 8, với lần lượt là 4,7% và 3,8%.

Phát ngôn viên của Hiệp hội Công nghiệp Ô tô Đức (VDA) cho rằng sự gia tăng số đơn đặt hàng là kết quả hiệu ứng sau khi xảy ra tình trạng tắc nghẽn chuỗi cung ứng. Tuy nhiên, tình trạng thiếu hụt nguyên liệu đầu vào và chất trung gian, cũng như sự không chắc chắn chung do tác động từ cuộc xung đột Nga-Ukraine, tiếp tục tác động mạnh đến sự phát triển của thị trường và sản xuất.

Bên cạnh ngành công nghiệp xe hơi của Đức, các nhà sản xuất máy móc và thiết bị cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng do tình trạng thiếu hụt nguồn cung. Theo Viện nghiên cứu kinh tế (Ifo), 3 trong số 4 công ty trong cả hai lĩnh vực đều báo cáo tình trạng tắc nghẽn nguồn cung vào tháng trước.

Kinh tế Đức đã rơi vào tình trạng trì trệ trong quý 2/2022. Với tác động từ cuộc xung đột ở Ukraine, giá năng lượng tăng vọt, đại dịch COVID-19 chưa kết thúc và nguồn cung gián đoạn, Đức đang đứng bên bờ vực suy thoái với lạm phát lên tới 8,5%.


Theo Báo Nhân dân

Các tin khác


Nhật Bản cấp phép sử dụng vaccine ngừa COVID-19 cho trẻ từ 6 tháng đến 4 tuổi

Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản (MHLW) vừa cấp phép tiêm vaccine phòng COVID-19 của hãng Pfizer dành cho trẻ từ 6 tháng tuổi đến 4 tuổi. Đây là vaccine đầu tiên dành cho nhóm tuổi này được cấp phép ở Nhật Bản.

EC đề xuất cách thức giới hạn giá khí đốt nhằm kìm giá năng lượng

Phần lớn các thành viên EU ủng hộ một số hình thức giới hạn giá để giải quyết lạm phát tăng vọt. Tuy nhiên Đức, Đan Mạch và Hà Lan phản đối.

Na Uy hạ 4 độ C nhiệt độ tại các ga tàu để tiết kiệm điện

Bane Nor, cơ quan quản lý mạng lưới đường sắt thuộc chính phủ Na Uy, thông báo họ sẽ hạ nhiệt độ tại 334 ga tàu tại nước này từ 21 xuống còn 17 độ C nhằm giảm tiêu thụ điện năng.

Nga nối lại dòng chảy khí đốt tới quốc gia thuộc EU

Tập đoàn năng lượng Nga Gazprom đã giải quyết xong tranh cãi làm cản trở đường trung chuyển khí đốt tới Italy thông qua Áo.

Khủng hoảng năng lượng đặt ra “mối đe dọa hiện hữu” đối với các mục tiêu khí hậu

Cuộc khủng hoảng năng lượng ở châu Âu đã làm cản trở quá trình chuyển đổi xanh và những nỗ lực giữ cho sự nóng lên toàn cầu ở mức dưới 1,5°C.

WHO: Bệnh đậu mùa khỉ vẫn tiếp tục lây lan trên thế giới

Theo trang thông tin chính thức của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), kể từ đầu năm 2022 đến nay, WHO đã nhận được báo cáo về sự xuất hiện của dịch đậu mùa khỉ tại 106 quốc gia thành viên ở tất cả 6 khu vực của tổ chức này.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục