Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hàn Quốc (JCS) cho biết vật thể Triều Tiên phóng ra vùng biển phía Đông nước này ngày 9/11 là tên lửa đạn đạo tầm ngắn.
Hình ảnh do Hãng thông tấn Trung ương Triều Tiên đăng phát ngày 7/11/2022 về các vụ phóng tên lửa đạn đạo của quân đội Triều Tiên hướng tới vùng biển phía Đông và Hoàng Hải, từ ngày 2-5/11/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
JCS nêu rõ đã phát hiện vụ phóng từ khu vực Sukchon ở tỉnh Nam Pyongan vào khoảng 15h30 giờ địa phương (13h30 giờ Việt Nam). Tên lửa bay xa 290 km và đạt độ cao khoảng 30 km, với vận tốc tối đa Mach 6 (7.450 km/h).
Trong khi đó, Bộ Quốc phòng Nhật Bản thông báo tên lửa trên bay xa 250 km và đạt độ cao tối đa khoảng 50 km, đồng thời chưa có báo cáo thiệt hại nào với tàu thuyền hoặc máy bay. Chính phủ Nhật đã gửi thông điệp phản đối đến Triều Tiên thông qua các kênh ngoại giao tại Bắc Kinh. Theo Văn phòng Thủ tướng Nhật Bản, ông Fumio Kishida đã chỉ thị các quan chức nỗ lực khẩn trương cung cấp thông tin cần thiết cho người dân, đảm bảo an toàn cho máy bay và tàu thuyền cũng như chuẩn bị cho các tình huống bất ngờ.
Đây là vụ phóng mới nhất của Triều Tiên sau khi quân đội Hàn Quốc ngày 7/11 bắt đầu cuộc tập trận thường niên mô phỏng trên máy tính mang tên Taegeuk. Tuần trước, Bình Nhưỡng đã phóng hơn 30 tên lửa ra vùng biển phía Đông và Hoàng Hải sau khi Hàn Quốc và Mỹ tiến hành cuộc diễn tập không quân hỗn hợp kéo dài 6 ngày, kết thúc ngày 5/11 vừa qua.
Cùng ngày 9/11, Hàn Quốc cũng công bố kết quả phân tích mảnh vỡ mà Hải quân nước này trục vớt được hồi tuần trước. Ban đầu, mảnh vỡ được cho là của tên lửa đạn đạo tầm ngắn do Triều Tiên phóng tuần trước và bay qua Giới tuyến phía Bắc (NLL) - ranh giới trên biển giữa hai miền Triều Tiên. Tuy nhiên, theo Bộ Quốc phòng Hàn Quốc, kết quả phân tích cho thấy mảnh vỡ dài khoảng 3 mét và rộng 2 mét này là một bộ phận của tên lửa phòng không SA-5. Bộ này cho rằng vụ phóng đã vi phạm một hiệp ước quân sự liên Triều ký năm 2018 vốn nhằm giảm nguy cơ đụng độ quân sự và giảm căng thẳng ở khu vực biên giới.
TheoBaotintuc
Ngày 7/11, một hội đồng chuyên gia đã đề xuất chính phủ Nhật Bản chấm dứt chương trình triển khai miễn phí tiêm vaccine ngừa COVID-19 do lo ngại tình hình kinh tế ngày một tồi tệ hơn.
Liên Hợp Quốc ước tính, dân số thế giới sẽ lên 8 tỷ người vào giữa tháng 11.
Giá thực phẩm và nhiên liệu tăng cao khiến người dân các nước châu Âu phải chật vật xoay xở để chi trả hóa đơn sinh hoạt. Không ít người cảm thấy áp lực, mỏi mệt khi cơn bão lạm phát chưa có dấu hiệu thuyên giảm và một mùa đông khó khăn vì khan hiếm năng lượng đang tới gần.
Theo đặc phái viên về biến đổi khí hậu của Trung Quốc, lượng khí CO2 mà nước này phát thải trên một đơn vị GDP vào năm 2021 thấp hơn 3,8% so với năm 2020 và 50,8% so với năm 2005.
Turkmenistan đang tăng cường xuất khẩu khí đốt tự nhiên và điện sang các nước láng giềng, đồng thời hướng đến việc mở rộng xuất khẩu khí đốt sang châu Âu thông qua đường ống xuyên Caspi.
Trong cuộc điện đàm với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 6/11, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen thông báo, trong tuần tới bà sẽ đề xuất một gói tài chính quan trọng từ Liên minh châu Âu (EU), lên tới 1,5 tỉ euro/tháng và tổng trị giá 18 tỉ euro/năm, qua đó sẽ góp phần đáng kể vào việc đáp ứng nhu cầu tài chính của Ukraine cho năm 2023.