Thổ Nhĩ Kỳ đang cố gắng tận dụng vị trí địa lý của nước này để trở thành trung tâm năng lượng giữa Nga và châu Âu.


Tổng thống Nga Vladimir Putin cùng người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan và Serbia Aleksandar Vucic, Thủ tướng Bulgaria Boyko Borissov dự lễ khánh thành dự án TurkStream tại Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ). Ảnh: Xinhua
Nhà phân tích Kerim Has tại Nga đánh giá với hãng thông tấn Xinhua (Trung Quốc): "Thổ Nhĩ Kỳ nằm ở vị trí địa lý tưởng cung cấp năng lượng cho châu Âu. Vị trí liên lục địa của nước này mang lợi thế lớn”.

Thổ Nhĩ Kỳ là "nhà” của 7 đường ống dẫn khí gas tự nhiên quốc tế từ Đông sang Tây cũng như 4 trạm đầu mối khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) trên mặt đất và kho chứa nổi; tất cả đều nằm ở phía Tây quốc gia này.

Ông Kerim Has đề cập đường ống TurkStream đi từ Nga đến vùng Thrace của Thổ Nhĩ Kỳ qua Biển Đen là lựa chọn tốt nhất. Ông giải thích: "Đường ống này đang không được sử dụng toàn bộ công suất và có thể cung cấp cho châu Âu một phần khí gas cần thiết”.

Bên cạnh đó, ông Has cũng nhắc đến Blue Stream, đường ống qua Biển Đen có năng lực vận chuyển 16 tỷ mét khổi khí đốt tự nhiên mỗi năm từ Nga đến Thổ Nhĩ Kỳ, cũng có thể trở thành một phần của hạ tầng giúp Thổ Nhĩ Kỳ trở thành trung tâm năng lượng.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan hồi tháng 10 cho biết ông nhất trí với người đồng cấp Nga Vladimir Putin về đề xuất xây dựng trung tâm khí đốt tự nhiên tại Thổ Nhĩ Kỳ và châu Âu có thể đảm bảo nguồn cung từ Thổ Nhĩ Kỳ.

Ông Has đánh giá với "năng lượng ngoại giao và tầm nhìn chiến lược”, Thổ Nhĩ Kỳ có thể trở thành "trung gian” trong kinh doanh khí đốt tự nhiên đến châu Âu về mặt dài hạn.

Theo ông Has, việc cung cấp khí đốt Nga cho châu Âu sẽ đem lại lợi thế chiến lược cho Thổ Nhĩ Kỳ trong quan hệ với châu Âu, khiến nước này trở thành hành lang năng lượng của Lục địa già trong thời điểm cần thiết. Bên cạnh đó, ông Has phân tích điều này cũng gắn kết hơn mối quan hệ năng lượng giữa Ankara và Moskva.

TurkStream có một đường ống chuyển khí đốt cho Thổ Nhĩ Kỳ và đường ống còn lại đến châu Âu. Mỗi đường ống có khả năng vận chuyển 15,57 tỷ mét khối/năm. Theo các chuyên gia, TurkStream cũng có thể mở rộng thêm 2 đường ống với tổng khả năng vận chuyển 31 tỷ mét khối đến người tiêu dùng châu Âu nhưng cần có thời gian và kinh phí.

Nhà phân tích năng lượng độc lập Ali Arif Akturk cho rằng việc xây thêm 2 đường ống bổ sung cho TurkStream trong vòng 2 năm có thể tốn 10 tỷ USD. Ông Ali Arif Akturk cho rằng khó có khả năng Liên minh châu Âu (EU) bật đèn xanh cho dự án này. Bên cạnh đó, ông Akturk nhận định chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ cũng hạn chế động thái tài chính trọng điểm như vậy trước thềm cuộc tổng tuyển cử vào năm tới.

Tuy nhiên, Bộ trưởng Năng lượng và Tài nguyên thiên nhiên Thổ Nhĩ Kỳ Fatih Donmez trong một cuộc phỏng vấn vào đầu tháng này đề cập rằng chính quyền Tổng thống Erdogan vào cuối năm nay sẽ phác thảo kế hoạch để biến nước này trở thành trung tâm khí đốt.

Theo thông cáo được văn phòng Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ công bố ngày 12/11, ông Erdogan cho biết chính phủ của ông sẽ có động thái để biến nước này trở thành trung tâm khí đốt tự nhiên.


                        TheoBaotintuc

Các tin khác


COP27: Thêm hàng chục quốc gia tham gia hiệp ước cắt giảm khí methane

Ngày 17/11, Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) thông báo trên 150 quốc gia và vùng lãnh thổ đã ký hiệp ước Cam kết Methane toàn cầu nhằm giảm khí methane, tăng khoảng 50 quốc gia tham gia so với thời điểm sáng kiến này được công bố tại Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 26 Các bên tham gia công ước khung của Liên hợp quốc (COP26) ở Glasgow (Scotland, Anh) vào năm ngoái.

WTO cảnh báo nhiều nền kinh tế lớn có nguy cơ rơi vào suy thoái

Phát biểu bên lề Hội nghị Thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), Tổng Giám đốc Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) Ngozi Okonjo-Iweala ngày 16/11 cho hay một số nền kinh tế lớn trên thế giới đang phải đối mặt với nguy cơ thực sự rơi vào suy thoái, giữa bối cảnh tình hình ở Ukraine còn phức tạp và giá lương thực, năng lượng toàn cầu tăng cao.

Tổng thư ký Liên hợp quốc lên án mạnh mẽ vụ đánh bom ở Istanbul

Ngày 14/11, Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres đã lên án mạnh mẽ vụ đánh bom khủng bố ngày 13/11 ở Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) khiến 6 người thiệt mạng và 81 người bị thương.

16 người chết trong vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng ở Algeria

Theo phóng viên TTXVN tại Algiers, 16 người đã thiệt mạng và 4 người khác bị thương vào sáng ngày 14/11 (giờ địa phương) khi hai phương tiện va chạm nhau ở Bordj Badji Mokhtar, một địa phương nằm ở cực nam của Algeria, gần biên giới với Mali.

Mưa lũ khiến hàng nghìn người dân Malaysia phải sơ tán

Cuối tuần qua, hàng nghìn người dân Malaysia đã được sơ tán đến các nơi tạm trú trong bối cảnh mưa lớn gây lũ lụt trên diện rộng khiến giới chức lo ngại vấn đề an toàn và tỷ lệ cử tri đi bầu thấp trong cuộc tổng tuyển cử cuối tuần này.

Dân số thế giới chuẩn bị chạm mốc 8 tỷ người

Dân số toàn cầu dự kiến ​​đạt 8 tỷ người vào ngày 15/11/2022 và Ấn Độ dự kiến ​​vượt qua Trung Quốc trở thành quốc gia đông dân nhất thế giới vào năm 2023.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục