Ngày 17/11, Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) thông báo trên 150 quốc gia và vùng lãnh thổ đã ký hiệp ước Cam kết Methane toàn cầu nhằm giảm khí methane, tăng khoảng 50 quốc gia tham gia so với thời điểm sáng kiến này được công bố tại Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 26 Các bên tham gia công ước khung của Liên hợp quốc (COP26) ở Glasgow (Scotland, Anh) vào năm ngoái.


Toàn cảnh Hội nghị lần thứ 27 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP27) tại Sharm el-Sheikh, Ai Cập, ngày 6/11/2022. Ảnh: THX/TTXVN

Trả lời phỏng vấn hãng tin Reuters trước thông báo trên, phó đặc phái viên Mỹ về vấn đề biến đổi khí hậu, ông Rich Duke, cho biết tính đến nay, đã có 95% quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới ký cam kết cắt giảm khí methane. Tuy nhiên, Trung Quốc và Ấn Độ, 2 quốc gia phát thải lớn, vẫn chưa tham gia hiệp ước này. Ông Duke bày tỏ hy vọng Trung Quốc sẽ ký kết hiệp ước Cam kết Methane toàn cầu trước khi diễn ra Hội nghị thượng đỉnh COP28 ở Dubai vào năm tới.

Cho đến nay, 50 trong số các nước ký hiệp ước này đã công bố các chiến lược chi tiết nhằm giảm khí methane.    

Dự kiến, trong ngày 17/11, tại COP27 đang diễn ra ở thành phố Sharm el Sheikh (Ai Cập), Mỹ và EU sẽ công bố các sáng kiến khác theo Cam kết Methane toàn cầu nhằm giải quyết vấn đề phát thải trong các lĩnh vực dầu mỏ, khí đốt, nông nghiệp và chất thải. Trong số các sáng kiến này có nỗ lực nhằm giúp các nông dân sản xuất nhỏ lẻ tại Việt Nam, Kenya, Rwanda, Tanzania, Uganda, Costa Rica, Uruguay, Colombia và Pakistan giảm khí thải methane trong hệ thống chăn nuôi và sản xuất sữa bò của họ. Một chương trình khác hướng đến việc hỗ trợ 70 triệu USD cho hoạt động nghiên cứu lên men ruột - quá trình tiêu hóa trong đó một số động vật tạo ra khí đốt và nguồn khí phát thải methane lớn nhất trong ngành nông nghiệp.   

Mỹ và EU cũng cho biết tổ chức phi lợi nhuận Carbon Mapper chuyên theo dõi khí methane bằng vệ tinh sẽ lập một bản đánh giá cơ bản khí thải methane toàn cầu từ các bãi chôn lấp và các bãi rác.   

Cam kết cắt giảm 30% khí methane gây hiệu ứng nhà kính trong thập kỷ này được xem là một tiêu chí quan trọng trong số các nỗ lực toàn cầu nhằm duy trì mức tăng nhiệt của Trái Đất không vượt quá 1,5 độ C - ngưỡng nhiệt độ mà các nhà khoa cho khuyến nghị cần phải duy trì để tránh những tác động tiêu cực nhất do biến đổi khí hậu.

Theo Baotintuc.vn

Các tin khác


Dân số thế giới chuẩn bị chạm mốc 8 tỷ người

Dân số toàn cầu dự kiến ​​đạt 8 tỷ người vào ngày 15/11/2022 và Ấn Độ dự kiến ​​vượt qua Trung Quốc trở thành quốc gia đông dân nhất thế giới vào năm 2023.

Số người di cư vượt Eo biển Manche vào Anh cao kỷ lục

Ngày 13/11, Chính phủ Anh công bố báo cáo cho biết từ đầu năm đến nay, số lượng người di cư vượt Eo biển Manche từ Pháp vào nước này đã tăng kỷ lục lên hơn 40.000 người. Hiện Anh đang tìm cách đạt được thỏa thuận mới với Pháp trong nỗ lực ngăn chặn dòng người di cư trái phép.

Ảnh vệ tinh tiết lộ 7 cây cầu ở Kherson bị phá hủy trong 24 giờ qua

Ít nhất bảy cây cầu ở Kherson - bốn chiếc trong số đó bắc qua sông Dnipro- đã bị phá hủy trong 24 giờ qua.

Các nhà lãnh đạo ASEAN thông qua Tuyên bố về việc Timor Leste xin gia nhập ASEAN

Tại Hội nghị Cấp cao ASEAN diễn ra sáng 11/11 ở thủ đô Phnom Penh, Campuchia, các lãnh đạo ASEAN đã thông qua Tuyên bố về việc Timor Leste xin gia nhập ASEAN.

Nhu cầu dầu thế giới năm 2023 sẽ hạ nhiệt?

Đây là nhận định của một số tổ chức, dựa trên đánh giá triển vọng phục hồi kinh tế của các nước và nguồn dự trữ dầu.

Indonesia công bố nguyên nhân vụ máy bay rơi xuống biển làm 62 người thiệt mạng

Phóng viên TTXVN tại Jakarta dẫn kết luận của các nhà điều tra Indonesia khẳng định vấn đề kỹ thuật và lỗi phi công là nguyên nhân khiến chiếc Boeing 737 chở 62 hành khách và thành viên phi hành đoàn lao xuống biển vào ngày 9/1/2021.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục