Với trên 540 tỉ USD, Nga hiện là chủ sở hữu dự trữ ngoại hối lớn thứ tư thế giới, trong khi Mỹ xếp thứ 11.




Nga đã vươn lên vị trí thứ tư trong số các nền kinh tế lớn nhất thế giới về dự trữ ngoại hối, theo tính toán được hãng tin RIA Novosti công bố ngày 26/11.

Dữ liệu của Ngân hàng Trung ương Nga cho thấy trong 9 tháng đầu năm nay, dự trữ ngoại tệ của Nga, bao gồm cả những khoản bị phương Tây đóng băng do các lệnh trừng phạt liên quan đến Ukraine, đã tăng lên 540 tỷ USD.

Con số này cho phép Nga thay thế Ấn Độ, quốc gia đã giữ vị trí thứ tư kể từ mùa hè năm ngoái. Lượng dự trữ ngoại hối của Ấn Độ tính đến cuối tháng 9/2022 là 532 tỷ USD. Hai nước đã cạnh tranh với nhau về chỉ số này kể từ năm 2015.

Trung Quốc vẫn duy trì vị trí dẫn đầu lâu năm về dự trữ quốc tế, với tài sản trị giá 3.193 nghìn tỷ USD tính đến cuối tháng 9 năm nay. Vị trí thứ hai thuộc về Nhật Bản với 1.238 nghìn tỷ USD và Thụy Sĩ đứng thứ ba với 892 tỷ USD.

Theo báo cáo của RIA Novosti, một xu hướng thú vị đã xuất hiện ở nửa dưới của top 10, trong đó các nền kinh tế mới nổi vượt xa các nền kinh tế thị trường phát triển. Hong Kong đã bị Saudi Arabia soán ngôi ở vị trí chủ sở hữu ngoại hối lớn thứ sáu; Brazil tăng lên vị trí thứ 9, đẩy Singapore xuống thứ 10; Hàn Quốc tụt xuống vị trí thứ 7.

Đức và Mỹ lần lượt giữ vị trí thứ 11 và 12 so với năm ngoái, trong khi Pháp tăng lên vị trí thứ 13, tiếp theo là Italy. Mexico tăng ba bậc lên vị trí thứ 15. Thái Lan, Anh, Israel, Ba Lan và Cộng hòa Séc lọt vào top 20.

Nghiên cứu do RIA Novosti thực hiện dựa trên dữ liệu từ ngân hàng trung ương của 90 nền kinh tế lớn nhất thế giới tính đến năm 2021. Mẫu nghiên cứu cuối cùng bao gồm 50 nền kinh tế có lượng dự trữ lớn nhất, vốn đã tiết lộ vào giữa tháng 11 các dữ liệu của họ tính đến tháng 9.

Theo đài RT, Nga đã tăng cường dự trữ ngoại hối như một lá chắn chống lại các lệnh trừng phạt của phương Tây.

Hôm 13/11, Ngân hàng trung ương Nga cho biết dự trữ ngoại tệ của nước này đã tăng 1,2% trong tháng 10 lên hơn 547 tỷ USD tính đến ngày 1/11. Ngân hàng trung ương Nga thường xuyên công bố thông tin cập nhật về tài sản dự trữ của mình với độ trễ một tuần.

Dự trữ quốc tế của Nga, là tài sản nước ngoài có tính thanh khoản cao do Ngân hàng trung ương Nga và chính phủ nước này nắm giữ, bao gồm các quỹ ngoại tệ, quyền rút vốn đặc biệt với IMF và vàng tiền tệ.

Nga đã mất quyền truy cập vào khoảng một nửa dự trữ ngoại tệ vào đầu tháng 3 sau khi các ngân hàng trung ương phương Tây đóng băng chúng như một phần của lệnh trừng phạt do Mỹ và các đồng minh áp đặt liên quan đến cuộc xung đột ở Ukraine. Phần còn lại của dự trữ bao gồm vàng và ngoại tệ được giữ trong nước và dự trữ nhân dân tệ của Trung Quốc.

Mặc dù vậy, Bộ Tài chính Nga cho biết nước này có thể đối phó với các lệnh trừng phạt nhờ nguồn dự trữ dồi dào. Vào năm 2021, dự trữ ngoại hối của Nga đã tăng gần 6% lên 630,6 tỷ USD. Mức cao nhất mọi thời đại là 643,2 tỷ USD được ghi nhận vào tháng 2/2022.


                              TheoBaotintuc

Các tin khác


Giải cứu gần 500 người ngoài khơi Hy Lạp

Ngày 24/11, lực lượng bảo vệ bờ biển của Hy Lạp cho biết gần 500 người di cư được giải cứu ngoài khơi đảo Crete đã tạm thời được chuyển sang một chiếc phà để chờ thực hiện các thủ tục tiếp theo.

Hội đồng Hòa bình thế giới ra mắt ban chấp hành mới

Ngày 24/11, tại Hà Nội, Đại hội lần thứ 22 Hội đồng Hòa bình thế giới bế mạc sau 4 ngày làm việc nghiêm túc và hiệu quả, đồng thời bầu ra ban chấp hành nhiệm kỳ mới với 40 thành viên.

Iran củng cố vị trí trên bản đồ năng lượng toàn cầu

Trong bối cảnh chịu sức ép ngày càng gia tăng bởi các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với lĩnh vực dầu mỏ và khí đốt, Iran đang tìm cách hiện đại hóa và nâng cao sản lượng cũng như tìm kiếm các thị trường tiềm năng để xuất khẩu dầu khí. Nhà sản xuất dầu mỏ và khí đốt hàng đầu thế giới này quyết tâm khẳng định một vị trí quan trọng trên bản đồ năng lượng toàn cầu bất chấp các lệnh trừng phạt của phương Tây.

Thủ tướng Nhật Bản đứng trước sức ép về vi phạm luật bầu cử

Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida ngày 24/11 cho biết văn phòng của ông ở tỉnh phía tây Hiroshima đã phát hiện sai sót trong biên lai đính kèm báo cáo chi tiêu chiến dịch, sau khi một tạp chí đưa tin việc này có thể vi phạm luật tài trợ bầu cử.

Chính phủ Anh từ chối mối quan hệ với EU kiểu Thụy Sĩ

Thủ tướng Anh Rishi Sunak mới đây đã bác bỏ thông tin cho rằng London sẽ sớm mở lại các cuộc đàm phán về mối quan hệ với EU, nhấn mạnh rằng Brexit "đã mang lại những lợi ích và cơ hội to lớn” cho nước này.

Iran hy vọng EU phá vỡ bế tắc trong đàm phán hạt nhân

Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông, Iran ngày 23/11 lên tiếng bày tỏ hy vọng các nhà đàm phán của Liên minh châu Âu (EU) nỗ lực phá vỡ thế bế tắc trong các cuộc đàm phán nhằm cứu vãn thỏa thuận hạt nhân năm 2015.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục