Khi cuộc xung đột ở Ukraine tiếp tục kéo dài, người Mỹ bắt đầu chia rẽ về việc Washington nên tiếp tục hỗ trợ Kiev trong bao lâu.


Việc tiếp tục viện trợ quân sự cho Ukraine có thể gây chia rẽ trong nội bộ nước Mỹ.

Theo trang tin Thenationalnews.com (UAE) ngày 7/12, một cuộc thăm dò mới của Hội đồng Chicago về các vấn đề toàn cầu cho thấy hiện chưa đến một nửa số người Mỹ (48%) ủng hộ việc viện trợ Ukraine "chừng nào còn cần thiết” trong cuộc đối đầu với các lực lượng Nga - giảm đáng kể so với 58% vào tháng 7/2022.

Trong khi đó,47% số người được hỏi nói rằng Mỹ nên "hối thúc Ukraine đàm phán hòa bình càng sớm càng tốt để các hộ gia đình Mỹ không phải trả giá quá đắt cho giá xăng và lương thực, ngay cả khi điều đó có nghĩa là Ukraine sẽ mất một số vùng lãnh thổ”.

Sự suy giảm ủng hộ của công chúng Mỹ diễn ra trong bối cảnh cuộc phản công kéo dài nhiều tháng, trong đó các lực lượng Ukraine đã giành lại quyền kiểm soát một số vùng lãnh thổ rộng lớn, bao gồm cả thành phố Kherson quan trọng về mặt chiến lược ở phía Đông.

Nhưng những thắng lợi trên chiến trường của Ukraine đã bị hạn chế bởi các cuộc không kích dữ dội từ Nga vào cơ sở hạ tầng năng lượng của họ.

Kể từ khi xung đột Nga – Ukraine nổ ra, Mỹ đã gửi gần 32 tỷ USD viện trợ cho Kiev, trong đó có khoản 400 triệu USD hỗ trợ quân sự bổ sung và 53 triệu USD viện trợ cho các thiết bị năng lượng rất thiết yếu vào tháng 11 vừa qua.

Trong khi vẫn còn nhiều người Mỹ nói chung ủng hộ việc Washington tiếp tục hỗ trợ quân sự và kinh tế cho Ukraine, sự ủng hộ giữa các đảng viên Cộng hòa đang giảm dần. Hiện chỉ có 33% đảng viên Cộng hòa đồng ý tiếp tục viện trợ kéo dài,so với 61% đảng viên Dân chủ và 46% đảng viên độc lập.

Mức độ ủng hộ của các đảng viên Cộng hòa đối với việc Mỹviện trợ quân sự cũng giảm: hiện chỉ có 55% là ủng hộ so với 68% vào tháng 7 và 80% vào tháng 3/2022. Tương tự, 50% đảng viên Cộng hòa ủng hộ Mỹhỗ trợ kinh tế, giảm so với64% trong tháng 7 và 74% trong tháng 3 năm nay.

Cuộc khảo sát trên cũng cho thấy sự ủng hộ của đảng viên Dân chủ đối với Ukraine tương đối không thay đổi kể từ khi bắt đầu cuộc xung đột.

Bất chấp những ưu thếgần đây của Ukraine trên chiến trường, quan điểm của người Mỹ về việc ai sẽ chiến thắng trong cuộc xung đột cũng bị chia rẽ, với 46% số người được hỏi cho rằng cuộc xung đột đang đi vào bế tắc.

Trong khi 26% tin rằng Nga có lợi thế, 26% số người được hỏi khác cho rằng Ukraine đang chiếm ưu thế hơn.

Mỹ từ lâu cho biết Ukraine có quyền quyết định xem liệu họ có sẵn sàng cho các cuộc đàm phán hòa bình hay không và khi nào thì tùy thuộc vào Kiev, nhưng Tổng thống Joe Biden tuần trước cho biết ông sẵn sàng gặp người đồng cấp Nga Vladimir Putin nếu nhà lãnh đạo Nga "sẵn sàng tìm kiếm các cuộc đàm phán hòa bình để kết thúc xung đột”.

"Nhưng đến nay, ông ấy (Tổng thống Putin) vẫn chưa làm điều đó”, ông Biden nói.


Theo Baotintuc

Các tin khác


Thêm một tàu chở hàng khởi hành từ cảng của Ukraine trên Biển Đen

Hãng Reuters dẫn nguồn thạo tin cho biết ngày 26/9, một tàu chở hàng đã rời cảng của Ukraine trên Biển Đen.

Hàng triệu người lao động Mỹ bị ảnh hưởng trước nguy cơ chính phủ đóng cửa

Hàng triệu người Mỹ có khả năng bị chậm lương và các khoản trợ cấp xã hội trong bối cảnh chính phủ nước này đang đối mặt với nguy cơ đóng cửa khi phe cánh hữu của đảng Cộng hòa tìm cách ngăn chặn việc thông qua một biện pháp ngân sách tạm thời tại Quốc hội.

Những ''''rạn nứt về ủng hộ Ukraine'''' bắt đầu nổi lên ở phương Tây?

Những rạn nứt ở phương Tây dường như bắt đầu lộ rõ trong tuần qua về sự hỗ trợ cho Ukraine liên quan đến cuộc xung đột với Nga.

Quan chức Ukraine dự báo xung đột với Nga có thể kéo dài đến năm 2035

Ông Aleksey Arestovich, cựu cố vấn của Tổng thống Volodymyr Zelensky, cho biết xung đột giữa Nga và Ukraine có thể kéo dài hơn một thập kỷ tới và dự đoán rằng hai quốc gia khó có thể giải quyết những bất đồng trong tương lai gần.

Indonesia bắt giữ đối tượng khủng bố nguy hiểm

Theo phóng viên TTXVN tại Indonesia, lực lượng chống khủng bố nước này đã bắt giữ một đối tượng nguy hiểm tại tỉnh Tây Papua.

Liên hợp quốc tăng cường cứu trợ sau thảm hoạ lũ lụt ở Libya

Ngày 24/9, Đặc phái viên của Tổng thư ký Liên hợp quốc (LHQ) về Libya Abdoulaye Bathily nhấn mạnh sự cần thiết của việc phối hợp hành động quốc gia để vượt cuộc khủng hoảng hiện nay ở quốc gia Bắc Phi này, sau khi xảy ra thảm họa lũ lụt ở miền Đông Libya.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục