Mỹ mới đây công bố khoản viện trợ trị giá 53 triệu USD cho Ukraine để mua sắm các trang thiết bị cho mạng lưới truyền tải điện năng trong bối cảnh hệ thống hạ tầng năng lượng Ukraine đang bị hư hỏng do xung đột.



Đường dây điện tại Kiev, Ukraine, tháng 7/2020. (Ảnh: Reuters)

Bộ Ngoại giao Mỹ nêu rõ các thiết bị điện sẽ nhanh chóng được chuyển tới Ukraine nhằm giúp người dân nước này có thể vượt qua mùa đông. Trong số các thiết bị sẽ có máy biến áp, cầu dao và thiết bị chống sét lan truyền.

Vào ngày 28/11, Ukrenergo, công ty điều hành lưới điện quốc gia Ukraine, cho biết buộc phải cắt điện khẩn cấp thường xuyên trên toàn quốc do không kịp sửa chữa cơ sở hạ tầng bị hư hại. Tuyết đã rơi ở thủ đô Kiev từ nhiều ngày nay trong khi người dân vẫn sống trong cảnh mất điện.

Liên quan đến hoạt động hỗ trợ huấn luyện binh sĩ Ukraine, cùng ngày, Hạ viện Séc đã thông qua việc cho phép binh sĩ Ukraine ở lại nước này vì mục đích huấn luyện.

Cơ quan này cũng phê chuẩn việc cử binh sĩ Séc sang các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) khác huấn luyện cho binh sĩ Ukraine.

Trước đó, Chính phủ Séc đã thông báo việc huấn luyện cho các binh sĩ Ukraine sẽ được tiến hành tại Quân khu Libava (gần thành phố Olomouc, miền Đông Séc). Nội dung huấn luyện sẽ liên quan đến các đơn vị cơ giới và một số lĩnh vực chuyên biệt. Dự kiến, trong năm 2023, Séc sẽ tổ chức 5 đợt huấn luyện, mỗi đợt kéo dài 4 tuần và có thể có 800 binh sĩ Ukraine tham gia.

Các hoạt động huấn luyện dựa trên thỏa thuận song phương giữa Chính phủ Séc và Ukraine. Trong tương lai, hoạt động huấn luyện này sẽ được chuyển giao cho phái bộ hỗ trợ của EU - cơ quan có thể sẽ trả một phần khoản chi phí khoảng 42 triệu USD cho Séc.

Theo đó, Séc có thể cử tối đa 55 binh sĩ tham gia phái bộ hỗ trợ của EU và có thể triển khai tại bất cứ quốc gia thành viên nào của liên minh.

Dự kiến, ngày 1/12 tới, Thượng viện Séc sẽ xem xét phê chuẩn việc cho phép huấn luyện binh sĩ Ukraine tại Séc, cũng như cử binh sĩ Séc tới các nước EU khác để huấn luyện cho binh sĩ Ukraine.

Tại Ukraine, Ngoại trưởng Dmytro Kuleba đã kêu gọi các đối tác phương Tây cung cấp các hệ thống phòng không và máy biến áp trong bối cảnh nước này thiếu điện nghiêm trọng.

Phát biểu ý kiến với các phóng viên bên lề hội nghị Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) tại Bucharest (Romania), ông khẳng định nếu có máy biến áp và máy phát điện, nước này có thể khôi phục hệ thống năng lượng.

Tuy nhiên, trong tuyên bố mới nhất trên Telegram, Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Quốc gia Nga Dmitry Medvedev cảnh báo NATO không cung cấp hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot cho Ukraine. Tuyên bố này được đưa ra sau khi Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg cho biết tổ chức này đang thảo luận về khả năng cung cấp hệ thống phòng không nói trên cho Ukraine.



TheoNhanDan




Các tin khác


Nga sở hữu dự trữ ngoại hối lớn thứ tư thế giới

Với trên 540 tỉ USD, Nga hiện là chủ sở hữu dự trữ ngoại hối lớn thứ tư thế giới, trong khi Mỹ xếp thứ 11.

Nguyên nhân gia tăng nghèo đói vì giá lương thực leo thang, xung đột ở Ukraine được gọi tên

Ngoài chi phí vận chuyển tăng cao, cuộc xung đột tại Ukraine cũng là nguyên nhân quan trọng khiến giá lương thực tăng phi mã và châu Phi trở thành khu vực bị tổn thương nặng nề nhất trong cơn bão giá lương thực.

Châu Âu cáo buộc Mỹ trục lợi từ xung đột Ukraine

Chín tháng sau khi Nga triển khai chiến dịch quân sự ở Ukraine, cuộc xung đột này dường như đang bắt đầu chia rẽ phương Tây. Giới chức hàng đầu của châu Âu cáo buộc Mỹ kiếm bộn tiền từ chiến tranh, trong khi các nước EU chính là bên chịu hậu quả.

Ông Tokayev tuyên thệ nhậm chức Tổng thống Kazakhstan

Ngày 26/11, Tổng thống tái đắc cử Kazakhstan Kassym-Jomart Tokayev đã tuyên thệ nhậm chức trước toàn thể người dân nước này.

Ca mắc COVID-19 kỷ lục, Trung Quốc tìm cách thu hẹp khoảng trống miễn dịch

Đầu tháng 11 này, Trung Quốc đã công bố kế hoạch nới lỏng kiểm soát đáng kể nhất cho đến nay. Nhưng nỗ lực phá vỡ các chu kỳ phong tỏa đã có một khởi đầu khó khăn khi phần lớn trong 1,4 tỉ dân của Trung Quốc vẫn chưa từng tiếp xúc với virus.

Giải cứu gần 500 người ngoài khơi Hy Lạp

Ngày 24/11, lực lượng bảo vệ bờ biển của Hy Lạp cho biết gần 500 người di cư được giải cứu ngoài khơi đảo Crete đã tạm thời được chuyển sang một chiếc phà để chờ thực hiện các thủ tục tiếp theo.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục