Ngày 7/12, người phát ngôn của Tổng thống Nga Dmitry Peskov cho biết Nga sẽ có phản ứng chính thức về việc các nước phương Tây áp giá trần đối với dầu mỏ của Nga sau khi Moskva hoàn tất quá trình phân tích tình hình.


Một trạm bơm dầu ở làng Yamashi thuộc huyện Almetyevsk, CH Tatarstan (LB Nga).

Ông Peskov nhấn mạnh "việc phân tích tình hình trong lĩnh vực này đang tiếp tục diễn ra. Sau khi quyết định cuối cùng được đưa ra, nó sẽ được trình bày dưới dạng văn bản".

Trước đó, phát biểu với báo giới, Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak cho rằng việc phương Tây áp giá trần đối với dầu mỏ của Nga sẽ khiến giá nhiên liệu tăng cao hơn nữa do thiếu nguồn cung.

Trong khi đó, báo Vedomosti của Nga cùng ngày 7/12 đưa tin Nga đang cân nhắc 3 lựa chọn, gồm cấm bán dầu mỏ trực tiếp và gián tiếp (thông qua bên trung gian) cho các quốc gia áp giá trần, cấm xuất khẩu theo các hợp đồng đi kèm điều kiện giá trần bất kể bên nhận là nước nào, và thiết lập mức chiết khấu tối đa đối với dầu Urals của Nga. Tuy nhiên, hiện Bộ Năng lượng Nga chưa đưa ra bình luận gì.

Ngày 3/12, chính phủ các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) đã hoàn thành việc phê chuẩn bằng văn bản đối với mức giá trần 60 USD/thùng do Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) đề xuất đối với dầu thô xuất khẩu bằng đường biển của Nga. Lệnh cấm vận nhằm vào dầu mỏ của Nga này, được G7, EU và Australia thống nhất áp đặt, bắt đầu có hiệu lực từ ngày 5/12.

Theo đó, dầu mỏ của Nga chỉ được phép vận chuyển đến các nước thứ ba bằng tàu chở dầu của G7 và EU, cũng như các công ty bảo hiểm và tổ chức tín dụng khi dầu được mua bằng hoặc thấp hơn mức giá trần nói trên. Vì các công ty vận chuyển và bảo hiểm quan trọng của thế giới đều có trụ sở tại các nước G7, nên mức trần này có thể khiến Nga khó bán dầu với giá cao hơn. Mức giá trần sẽ được xem xét mỗi 2 tháng, bắt đầu từ giữa tháng 1/2023.


Theo Baotintuc

Các tin khác


Liên hợp quốc tăng cường cứu trợ sau thảm hoạ lũ lụt ở Libya

Ngày 24/9, Đặc phái viên của Tổng thư ký Liên hợp quốc (LHQ) về Libya Abdoulaye Bathily nhấn mạnh sự cần thiết của việc phối hợp hành động quốc gia để vượt cuộc khủng hoảng hiện nay ở quốc gia Bắc Phi này, sau khi xảy ra thảm họa lũ lụt ở miền Đông Libya.

Hướng tới mục tiêu bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân

Các nhà lãnh đạo thế giới đã thông qua tuyên bố chính trị mới, trong đó nêu bật cam kết tăng cường nỗ lực nhằm đạt mục tiêu bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân vào năm 2030. Tuyên bố được đưa ra tại Hội nghị cấp cao về bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân, được tổ chức trong khuôn khổ Tuần lễ cấp cao Ðại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 78 đang diễn ra tại New York (Mỹ).

Đoàn kết vì hòa bình và phát triển toàn cầu

Phiên thảo luận cấp cao Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 78 ngày 19/9 đã khai mạc, với chủ đề chính đề cao xây dựng lòng tin, tăng cường đoàn kết toàn cầu và hành động vì mục tiêu hòa bình và phát triển bền vững.

Iran sẵn sàng đàm phán về thỏa thuận hạt nhân

Iran tuyên bố, sẵn sàng đàm phán gián tiếp với Mỹ về thỏa thuận hạt nhân, bên lề Kỳ họp thứ 78 Đại hội đồng Liên hợp quốc đang diễn ra tại New York, Mỹ. Tehran cũng theo đuổi nỗ lực đàm phán ngoại giao nhằm dỡ bỏ các lệnh trừng phạt chống Iran.

Xe khách lao xuống vực ở Peru khiến ít nhất 24 người thiệt mạng

Theo cảnh sát Peru, hiện chưa xác định được nguyên nhân của vụ xe khách lao xuống vực tại khu vực được mệnh danh là "Curva del Diablo" (Khúc quanh của quỷ).

Cộng đồng quốc tế tiếp tục viện trợ cho Libya sau thảm họa lũ lụt

Đặc phái viên của Tổng thư ký Liên hợp quốc về Libya cho biết cơ quan này sẽ đánh giá kỹ hơn về tình hình nhằm giúp gia tăng nỗ lực ứng phó tại Derna và các khu vực chịu ảnh hưởng khác.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục