Trước hàng loạt biện pháp hạn chế mà Mỹ tung ra nhằm kiềm chế ngành công nghiệp bán dẫn, Trung Quốc đã gửi khiếu nại lên Tổ chức Thương mại Thế giới.


Việc gửi đơn kiện sẽ bắt đầu cho một quy trình xử lý kéo dài và hơn cả là cuộc cạnh tranh công nghệ gay gắt hơn, không chỉ liên quan tới Mỹ và Trung Quốc.

Đơn kiện của Trung Quốc đã kích hoạt quá trình giải quyết tranh chấp của WTO, với bước đầu tiên là đề nghị tham vấn từ phía Bắc Kinh, yêu cầu Washington cung cấp thông tin để giải quyết vấn đề một cách thân thiện. Mỹ có 60 ngày để tham gia tham vấn giữa các bên. Nếu hòa giải không thành công, phía Trung Quốc có thể yêu cầu thành lập Ban Hội thẩm WTO và tiếp tục các bước tiếp theo.

Có thể mất vài năm để vụ việc được giải quyết thông qua quy trình giải quyết tranh chấp của WTO. Chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden hồi tháng 10 đã công bố một loạt các biện pháp kiểm soát xuất khẩu chip và thiết bị bán dẫn, ngăn Trung Quốc mua nhiều loại chip  được chế tạo bằng thiết bị của Mỹ trên khắp thế giới. Theo đó, các công ty trên toàn cầu không được phép bán chip máy tính hoặc công nghệ bán dẫn tiên tiến cho Trung Quốc nếu trong sản phẩm có công nghệ Mỹ. Họ phải nộp đơn lên các cơ quan có thẩm quyền của Mỹ để xét duyệt.

Theo nguồn tin của Bloomberg, Hà Lan và Nhật Bản đã nhất trí sẽ áp đặt các biện pháp kiểm soát tương tự với Trung Quốc.

Cuộc đua ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu



Điểm đáng chú ý nhất trong loạt biện pháp mới của Mỹ, đó là bất kỳ công ty nào, dù ở đâu, cứ dùng công nghệ của Mỹ để sản xuất chip thì cũng không được bán cho Trung Quốc. Và thực tế là các con chip, hay chất bán dẫn được phát minh ra tại Mỹ. Việc thiết kế và sản xuất chip hiện nay gần như vẫn cần các phần mềm và công cụ của Mỹ, tuy nhiên, phần lớn lượng chip được sản xuất ra không phải ở Mỹ, mà là ở Đông Á. Ước tính, Trung Quốc đại lục, Đài Loan (Trung Quốc), Hàn Quốc, Nhật Bản chiếm tổng cộng hơn 80% thị phần chất bán dẫn toàn cầu.

Cùng với tầm quan trọng của chip trong các ngành kinh tế trọng điểm và an ninh quốc gia, tranh cãi giữa Trung Quốc và Mỹ, vì thế sẽ làm tăng nhiệt cuộc đua chip trên toàn cầu.

Theo quy định mới từ chính phủ, các công ty Mỹ phải ngừng cung cấp cho các nhà sản xuất chip Trung Quốc thiết bị có thể sản xuất chip tương đối tiên tiến, bao gồm loại chip 16 nanomet, chip dưới 18 nm và chip có 28 lớp trở lên, trừ khi có giấy phép. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến các nhà sản xuất chip theo hợp đồng hàng đầu của Trung Quốc là SMIC và Hua Hong Semiconductor Ltd, cũng như các nhà sản xuất chip nhớ hàng đầu như YMTC và CXMT.

Trước khi Washington công bố những hạn chế mới, YMTC và CXMT được coi là những tia hy vọng hàng đầu của Bắc Kinh trong việc thâm nhập thị trường chip nhớ toàn cầu, đối đầu với những gã khổng lồ chip nhớ như Samsung Electronics và Micron Technology.

Trung Quốc là nước tiêu thụ chip nhiều nhất thế giới, nhưng các công ty sản xuất trong nước chỉ có thể đáp ứng được khoảng 30% nhu cầu nội địa. Nước này đang tăng cường đầu tư nâng cấp công nghệ, mở rộng các nhà máy, giảm phụ thuộc vào nguồn chip nhập khẩu, với mục tiêu đáp ứng 70% nhu cầu thị trường vào năm 2025.

Tham vọng tự sản xuất chip của Trung Quốc cũng đã có một số bước tiến. Bloomberg cho biết, SMIC đã nâng cấp công nghệ sản xuất chip lên hai thế hệ.

Ông Triệu Lập Kiên - Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc: "Không biện pháp hạn chế nào có thể ngăn cản sự phát triển công nghệ và tiến bộ công nghiệp của Trung Quốc".

Trong khi đó, Tổng thống Mỹ Joe Biden chọn điểm dừng chân đầu tiên trong chuyến công du châu Á hồi tháng 5 vừa qua là nhà máy sản xuất vật liệu bán dẫn của tập đoàn Samsung (Hàn Quốc) chỉ dấu cho thấy sự quan tâm của cả Washington và Seoul với cuộc đua trong ngành công nghiệp bán dẫn.

Để giữ vị thế cường quốc bán dẫn, Hàn Quốc đã công bố kế hoạch hỗ trợ thuế, tài trợ cho các nhà sản xuất chip, thiết lập các cụm nhà máy để ổn định chuỗi cung ứng.

Trong khi đó, Nhật Bản đã công bố chiến lược thúc đẩy ngành công nghiệp bán dẫn đến năm 2030, mục tiêu tăng gấp 3 lần doanh số lên 118 tỷ USD. Cả Nhật Bản, Hàn Quốc đều nhấn mạnh sự hợp tác với Mỹ trong cuộc chạy đua này.

Ông Koichi Hagiuda - Bộ trưởng Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản: "Chúng tôi nhất trí thúc đẩy hợp tác phát triển Nhật - Mỹ về thế hệ bán dẫn tiếp theo. Nhật Bản sẽ nhanh chóng hành động bằng việc thành lập một đơn vị nghiên cứu và phát triển mới về vật liệu bán dẫn". 

Liên minh châu Âu, theo đạo luật chip được thông qua hồi tháng 2, cũng cho phép các quốc gia thành viên trợ cấp ngành sản xuất chất bán dẫn, mục tiêu là tăng gấp 4 lần hoạt động sản xuất, chiếm 20% thị phần ngành bán dẫn toàn cầu vào năm 2030.

Ông Lluis Fonseca - Giám đốc Viện Vi điện tử Barcelona, Tây Ban Nha: "Châu Âu đang tìm cách thiết kế bộ vi xử lý của riêng mình, đây là một phần của việc tự chủ công nghệ, phần khác là chúng tôi có thể sản xuất nó ở châu Âu mà không phụ thuộc vào những bất ổn địa chính trị có thể xảy ra tại các khu vực khác".

Tự chủ nguồn cung chip là chìa khóa để các quốc gia đảm bảo chủ quyền kỹ thuật số, đặc biệt trong bối cảnh chuỗi cung ứng toàn cầu đối mặt với nhiều rủi ro trong nền kinh tế biến động liên tục hiện nay. Chính vì vậy, cuộc đua thiết bị bán dẫn sẽ là tâm điểm trong cuộc cạnh tranh chiến lược giữa các cường quốc trong thời gian tới.


Theo VTV.vn

Các tin khác


Cộng đồng quốc tế phản ứng về vụ trực thăng chở Tổng thống Iran gặp nạn

Ngày 20/5, thông tin từ nhà chức trách Iran cho biết một chiếc trực thăng chở Tổng thống Ebrahim Raisi và Ngoại trưởng Hossein Amirabdollahian bị rơi vào ngày 19/5 khi đang bay qua địa hình núi trong sương mù dày đặc khi vừa kết thúc chuyến thăm Azerbaijan.

Ít nhất 47 người thiệt mạng vì mưa lũ ở miền bắc Afghanistan

Ngày 19/5, thông tin từ giới chức Afghanistan cho biết, đã có ít nhất 47 người thiệt mạng vì mưa lớn và lũ lụt ở miền bắc Afghanistan trong những ngày qua.

IEA cảnh báo nguy cơ thiếu hụt khoáng sản

IEA đã đưa ra cảnh báo về nguy cơ thiếu hụt nguồn cung khoáng sản thiết yếu cho chuyển đổi từ năng lượng hóa thạch sang năng lượng xanh do đầu tư không đủ mạnh.

Các quốc gia Arab kêu gọi công nhận Nhà nước Palestine

Tại Hội nghị thượng đỉnh Liên đoàn Arab (AL) ở thủ đô Manama của Bahrain với sự tham dự của Tổng Thư ký AL Ahmed Aboul-Gheit và Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres, lãnh đạo các quốc gia Arab kêu gọi cộng đồng quốc tế hành động để thiết lập nền độc lập của người Palestine.

Liên hợp quốc nâng dự báo triển vọng kinh tế toàn cầu năm 2024

Ngày 16/5 (giờ New York), Liên hợp quốc (LHQ) đã công bố Báo cáo Tình hình và Triển vọng Kinh tế Thế giới, trong đó đưa ra đánh giá lạc quan thận trọng về triển vọng kinh tế toàn cầu trong năm 2024.

Liên hợp quốc cảnh báo nguy cơ nạn đói ở Dải Gaza

Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) phụ trách điều phối các vấn đề nhân đạo và cứu trợ khẩn cấp Martin Griffiths ngày 16/5 cho biết người dân ở Dải Gaza đang đối diện với nạn đói khi các nguồn lương thực cạn kiệt, đồng thời cho rằng chiến dịch của Israel ở thành phố Rafah gây ra nhiều khó khăn cho việc lập kế hoạch và phân phối hàng cứu trợ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục