Trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội Lào khóa IX, Bộ trưởng Công thương Lào Malaythong Kommasith cho biết, mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng Chính phủ Lào coi trọng và tập trung quản lý giá cả hàng hóa trong nước bằng cơ chế thị trường theo sự điều tiết của nhà nước.


Chính phủ Lào sẽ tiếp tục tập trung vào công tác quản lý giá cả hàng hóa. (Ảnh: TRỊNH DŨNG)

Theo Bộ trưởng Công thương Lào, việc quản lý giá cả hàng hóa là một công tác cấp bách quan trọng và còn nhiều khó khăn trong giai đoạn hiện nay.

Chính phủ Lào tôn trọng quyền định giá và cạnh tranh về giá của doanh nghiệp theo quy định pháp luật, đồng thời sử dụng các biện pháp quản lý cần thiết trên cơ sở các nguyên tắc bình đẳng và minh bạch.

Bắt đầu từ năm 2010, các biện pháp quản lý giá cả hàng hóa đã được xác định theo Nghị định 474 của Chính phủ, trong đó xác định 2 hình thức gồm kiểm soát giá cả và giám sát biến động giá cả.

Thời gian qua, Chính phủ Lào đã ban hành nhiều biện pháp thực tế thông qua việc xác định cơ cấu giá hàng hóa, phạm vi giá cả, quản lý hàng hóa, có danh mục hàng hóa và có sự tham chiếu thực tế.

Bộ trưởng Công thương Lào cho biết thêm, thời gian tới, Chính phủ Lào sẽ tiếp tục tập trung vào công tác quản lý giá cả hàng hóa như: giải quyết các vấn đề khó khăn và hoàn thiện cơ chế phối hợp giữa Ban quản lý hàng hóa và phí dịch vụ của các ban, ngành liên quan một cách có hệ thống nhằm ban hành các biện pháp kịp với tình hình; phối hợp Ban chuyên trách xúc tiến đầu tư và sản xuất hàng hóa theo Quyết định số 99 của Chính phủ nhằm tập trung sản xuất trong nước và hiện đại hóa nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất; thành lập các doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp liên doanh giữa nhà nước và tư nhân vững mạnh để trở thành công cụ điều tiết giá các mặt hàng.

Bên cạnh đó, Chính phủ Lào sẽ nghiên cứu nâng cấp Nghị định số 474 trở thành luật vào năm 2023; nghiên cứu quy định bộ máy tổ chức cán bộ phù hợp với vai trò nhiệm vụ, trách nhiệm và khối lượng công việc trong quản lý giá hàng hóa và phí dịch vụ; khuyến khích tổ chức thực hiện chính sách tiết kiệm và tuyên truyền phổ biến cho các cơ quan, ban, ngành, chính quyền địa phương và xã hội quan tâm đến công tác quản lý giá cả hàng hóa; phối hợp và thúc đẩy ngân hàng Trung ương Lào trong việc tổng hợp các nguồn thu ngoại tệ vào hệ thống ngân hàng...

Ngoài ra, Chính phủ Lào sẽ phối hợp các ban, ngành liên quan quản lý và kiểm tra việc nhập khẩu hàng hóa, hạn chế việc nhập khẩu trái quy định; tổ chức hệ thống phối hợp chặt chẽ trong nhập khẩu hàng hóa nhằm nắm tình hình giá thành của hàng hóa nhập khẩu; khẩn trương thành lập quỹ nhiên liệu nhằm điều tiết giá, nghiên cứu xây dựng quy định pháp lý khuyến khích thúc đẩy sử dụng xe điện và nhiên liệu sinh học, nhằm giảm nhập khẩu nhiên liệu hóa thạch...

Theo Báo Nhân Dân

Các tin khác


Tổng thư ký Liên hợp quốc nhấn mạnh vai trò của Công ước về Luật Biển

Việc các nước ký kết Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS 1982) 40 năm trước đây là một bước đi quan trọng để điều hành và duy trì trật tự đối với đại dương - nguồn lợi chung to lớn của nhân loại. Đây là tuyên bố được Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres đưa ra ngày 8/12.

Quốc hội Triều Tiên thông qua sửa đổi luật sản xuất và phân phối ngũ cốc

Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) ngày 8/12 đưa tin Ủy ban Thường vụ Hội nghị Nhân dân Tối cao (SPA – Quốc hội) Triều Tiên đã thông qua việc sửa đổi luật sản xuất và phân phối ngũ cốc.

Giải mã cảnh báo của Tổng thống Nga Putin về nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang gia tăng

Tổng thống Nga Vladimir Putin cảnh báo nguy cơ xảy ra chiến tranh hạt nhân gia tăng, song khẳng định sẽ không đe doạ sử dụng loại vũ khí này một cách liều lĩnh mà chỉ dùng vũ khí hạt nhân để trả đũa.

Nga cân nhắc các biện pháp ứng phó với giá trần dầu mỏ

Ngày 7/12, người phát ngôn của Tổng thống Nga Dmitry Peskov cho biết Nga sẽ có phản ứng chính thức về việc các nước phương Tây áp giá trần đối với dầu mỏ của Nga sau khi Moskva hoàn tất quá trình phân tích tình hình.

Dầu thô bị phương Tây áp giá trần, Nga vẫn có thể trở thành người chiến thắng cuối cùng

Các chuyên gia năng lượng chỉ ra cơ chế áp trần giá dầu của G7 (7 nền kinh tế phát triển nhất thế giới) không những không khiến Nga tổn hại mà còn đẩy nhanh tình trạng lạm phát và suy thoái ở phương Tây.

Sự ủng hộ của công chúng Mỹ với Ukraine giảm dần khi xung đột kéo dài

Khi cuộc xung đột ở Ukraine tiếp tục kéo dài, người Mỹ bắt đầu chia rẽ về việc Washington nên tiếp tục hỗ trợ Kiev trong bao lâu.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục