Ngày 14/12, các nhà lãnh đạo Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Liên minh châu Âu (EU) sẽ tiến hành hội nghị cấp cao trực tiếp đầu tiên tại trụ sở EU ở Brussels (Bỉ). Sự kiện này đánh dấu 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao ASEAN - EU hy vọng sẽ mở ra một kỷ nguyên quan hệ kinh tế tốt đẹp hơn cũng như giúp các nhà sản xuất châu Âu tại châu Á đa dạng hóa các nguồn nguyên liệu thô.
rụ sở Ủy ban châu Âu tại Brussels, Bỉ. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, phát biểu với báo giới trước thềm hội nghị, một quan chức EU khẳng định: "Tôi coi đây là cơ hội để EU và ASEAN đưa ra cam kết về quan hệ đối tác chiến lược giữa hai bên cũng như cùng cam kết tuân thủ trật tự quốc tế dựa trên luật lệ trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị hiện nay”.
Quan chức trên thừa nhận: "Còn rất nhiều tiềm năng chưa được khai thác trong ASEAN, khu vực đang trên đà trở thành nền kinh tế lớn thứ năm thế giới trong 4 đến 5 năm tới, và chúng tôi muốn hoàn thiện thêm các hiệp định thương mại song phương. Điều đó rất quan trọng đối với chúng tôi để đa dạng hóa chuỗi cung và cầu của mình”. Theo quan chức trên, thúc đẩy quan hệ thương mại với ASEAN là ưu tiên của các nhà lãnh đạo EU.
ASEAN là đối tác thương mại lớn thứ ba của EU sau Mỹ và Trung Quốc, với kim ngạch thương mại trị giá hơn 215,9 tỷ euro trong năm 2021. Hai khối bắt đầu đàm phán về một hiệp định thương mại tự do vào năm 2007, nhưng thay vào đó lại chọn các hiệp định thương mại song phương. Theo Ủy ban châu Âu, các hiệp định thương mại và đầu tư song phương này có thể đóng vai trò là nền tảng cho một Hiệp định thương mại tự do EU - ASEAN trong tương lai.
EU bắt đầu đàm phán thương mại với từng quốc gia ASEAN như Singapore và Malaysia vào năm 2010, Việt Nam năm 2012, Thái Lan năm 2013, Philippines năm 2015 và Indonesia năm 2016. Hiện các thỏa thuận với Singapore và Việt Nam đã hoàn tất. Hy vọng, tại hội nghị thượng đỉnh này, EU sẽ nối lại đàm phán thương mại với Thái Lan và chính phủ mới của Philippines và Malaysia. Các cuộc đàm phán thương mại đang diễn ra với Indonesia cũng dự kiến sẽ được thảo luận song phương.
Về phần mình, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula Von Der Leyen cũng dự kiến sẽ đưa ra gói đầu tư của EU để phát triển năng lượng tái tạo, giao thông vận tải, lĩnh vực kỹ thuật số và cơ sở hạ tầng với các nước ASEAN.
Tuyên bố chung EU - ASEAN tập trung vào việc thúc đẩy quan hệ đa phương, dự kiến cũng sẽ được đưa ra sau hội nghị thượng đỉnh này.
Theo TTXVN
Đặc phái viên của Tổng thư ký Liên hợp quốc về Libya cho biết cơ quan này sẽ đánh giá kỹ hơn về tình hình nhằm giúp gia tăng nỗ lực ứng phó tại Derna và các khu vực chịu ảnh hưởng khác.
Giá gạo thế giới đã tăng vọt sau khi Ấn Độ áp thuế 20% đối với gạo đồ xuất khẩu từ ngày 25/8, bên cạnh các biện pháp hạn chế xuất khẩu hiện có đối với gạo trắng non-basmati.
Liên hợp quốc kêu gọi các nhà tài trợ cung cấp khoản viện trợ trị giá 71,4 triệu USD để giúp Libya khắc phục hậu quả thảm họa lũ lụt do bão Daniel gây ra ngày 10/9 vừa qua.
(HBĐT) - Thời điểm mùa thu tháng 9 luôn gợi lại những ký ức đẹp đẽ trong mối quan hệ hữu nghị bền chặt Việt Nam-Cuba với nhiều sự kiện đáng nhớ: Cuba thành lập Ủy ban đoàn kết đầu tiên với Việt Nam (25/9/1963) và Chủ tịch Fidel castro tới Việt Nam (1973). Mối quan hệ lịch sử Việt Nam-Cuba được nhân dân hai nước không ngừng vun đắp để tiếp nối truyền thống đầy tự hào của tình đồng chí đoàn kết, gắn bó, tin cậy.
Lực lượng tiếp viện đã được điều động để ứng phó với đám cháy rừng lớn ở Lãnh thổ phía Bắc (NT) của Australia trong bối cảnh lửa tiếp tục lan về phía thị trấn Tennant Creek.
Trận lũ lụt thảm khốc ở thành phố Derna (Libya) chỉ là trường hợp mới nhất trong chuỗi các trận mưa dữ dội tấn công nhiều nơi trên thế giới trong hai tuần qua.