Chính phủ Peru ngày 14/12 ban bố tình trạng khẩn cấp trên toàn quốc trong 30 ngày, theo đó đình chỉ các quyền hội họp, quyền bất khả xâm phạm về nhà ở và quyền tự do đi lại, cùng nhiều quyền khác. Bộ trưởng Quốc phòng Peru Alberto Otarola nhấn mạnh, đây là một phản ứng mạnh mẽ và thuộc thẩm quyền của Chính phủ nhằm hạn chế các hành vi phá hoại và bạo lực.
Người biểu tình ở Peru yêu cầu tổ chức bầu cử sớm. (Ảnh AP)
Peru đang trải qua cuộc khủng hoảng chính trị, xã hội nghiêm trọng khi cựu Tổng thống Pedro Castillo bất ngờ tuyên bố giải tán Quốc hội, thành lập chính phủ khẩn cấp và kêu gọi tổ chức cuộc bầu cử lập pháp mới. Tuy nhiên, hành động này đã bị Tòa án Hiến pháp, Tòa án Tối cao và các nghị sĩ quốc hội phản đối mạnh mẽ. Ông Pedro Castillo bị Quốc hội phế truất.
Phó Tổng thống Peru Dina Boluarte đã tuyên thệ nhậm chức Tổng thống lâm thời. Tuy nhiên, các cuộc biểu tình phản đối chính quyền leo thang nghiêm trọng, đám đông đụng độ cảnh sát, kêu gọi đình công toàn quốc, triệu tập hội đồng lập hiến, đóng cửa Quốc hội, yêu cầu Tổng thống lâm thời từ chức, tổ chức bầu cử sớm và ban hành Hiến pháp mới. Ít nhất 7 người chết và hơn 100 cảnh sát bị thương trong các vụ bạo lực.
Cảnh sát Quốc gia và Lực lượng Vũ trang Peru ngày 14/12 đã giành lại quyền kiểm soát nhiều tuyến cao tốc và đường giao thông huyết mạch bị những người biểu tình bạo lực phong tỏa những ngày qua
Theo Báo Nhân Dân
Trước hàng loạt biện pháp hạn chế mà Mỹ tung ra nhằm kiềm chế ngành công nghiệp bán dẫn, Trung Quốc đã gửi khiếu nại lên Tổ chức Thương mại Thế giới.
Mặc dù đã giảm mạnh nhất trong 70 năm sau khi tăng lên những mức cao kỷ lục vào năm 2020 do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, nợ công và tư nhân toàn cầu năm ngoái vẫn ở mức 235.000 tỷ USD.
Ngày 14/12, các nhà lãnh đạo Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Liên minh châu Âu (EU) sẽ tiến hành hội nghị cấp cao trực tiếp đầu tiên tại trụ sở EU ở Brussels (Bỉ). Sự kiện này đánh dấu 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao ASEAN - EU hy vọng sẽ mở ra một kỷ nguyên quan hệ kinh tế tốt đẹp hơn cũng như giúp các nhà sản xuất châu Âu tại châu Á đa dạng hóa các nguồn nguyên liệu thô.
Trên toàn cầu, người dân phải đối mặt với tình trạng lạm phát ở mức độ chưa từng có trong nhiều thập niên khi giá cả các mặt hàng thiết yếu tăng mạnh. Mặc dù đỉnh lạm phát có thể đã ở trước mắt nhưng tác động của nó có thể sẽ còn tồi tệ hơn nữa vào năm 2023.
Làn sóng dịch Covid-19 mới xuất hiện tại nhiều quốc gia và những căn bệnh hô hấp cùng lúc bùng phát đang đẩy hệ thống y tế thế giới trước áp lực nặng nề của một "mùa đông dịch bệnh”. Tâm lý chủ quan, lơ là của một bộ phận người dân là nguyên nhân chính cản trở nỗ lực khống chế dịch.
Các chính phủ tại Trung Đông đang đau đầu trong cuộc chiến chống lại một loại ma túy tổng hợp có tác động kích thích tâm thần mang tên Captagon.