Tính đến tháng 11 năm nay, Nga đã tăng xuất khẩu khí đốt hóa lỏng (LNG) nói chung thêm 9% so với cùng kỳ năm ngoái lên 40 tỷ mét khối. Trong khi đó, các chuyến hàng giao đến châu Âu kể từ đầu năm đã vượt xa nguồn cung cấp cho châu Á.
Van điều chỉnh trong hệ thống đường ống dẫn khí đốt OGE ở Werne, miền Tây Đức. Ảnh: AFP/TTXVN
Báo Vedomosti trích dẫn báo cáo từ hãng tư vấn B1 cho biết khối lượng LNG của Nga xuất khẩu sang châu Âu (tính cả Anh và Thổ Nhĩ Kỳ) đã tăng 22% trong 11 tháng qua lên 20 tỷ mét khối. Lượng hàng giao đến Bỉ tăng 110% lên khoảng 5 tỷ mét khối, trong khi nguồn cung cho Pháp tăng hơn 50% lên 7,3 tỷ mét khối và đến Tây Ban Nha tăng hơn 40% lên 4,5 tỷ mét khối.
Trong số các quốc gia châu Á - Thái Bình Dương, Trung Quốc đã tăng nhập khẩu LNG của Nga thêm gần 30% lên 6,5 tỷ mét khối trong giai đoạn 11 tháng qua, trong khi Nhật Bản tăng nhập khẩu 1% lên 8,4 tỷ mét khối. Ở Trung Quốc, nguồn cung từ Nga đã tăng trong bối cảnh tổng lượng LNG nhập khẩu vào nước này giảm 20%, xuống còn khoảng 77 tỷ mét khối.
Giám đốc Trung tâm Năng lượng B1 Moskva, bà Olga Beloglazova giải thích rằng tổng lượng nhập khẩu vào Trung Quốc đang giảm vì chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, các biện pháp kiểm dịch cũng như phản ứng nhạy cảm với giá cao trên thị trường.
Nhà phân tích cấp cao Nikita Blokhin tại Alfa-Bank cho hay tình trạng gia tăng xuất khẩu LNG của Nga sang Liên minh châu Âu (EU) là do nguồn cung khí đốt qua đường ống đã giảm mạnh và được thay thế bằng khí hóa lỏng, theo các bước trong kế hoạch năng lượng toàn châu Âu.
Chuyên gia này lưu ý: "LNG của Nga không phải tuân theo các lệnh trừng phạt nên vẫn tiếp tục tiếp cận thị trường châu Âu trên một sân chơi bình đẳng với các đối thủ cạnh tranh khác trên thị trường”.
Bà Blokhin cho rằng Nga đã có khả năng tăng xuất khẩu LNG nhờ đẩy mạnh tốc độ triển khai một số dự án mới của Novatek, nhằm xây dựng các tổ hợp trung chuyển ở Murmansk và Kamchatka, cũng như cơ sở LNG-2 ở Bắc Cực.
Theo báo Tin tức
Các nhà đàm phán Liên minh châu Âu (EU) ngày 18/12 đã đạt được thỏa thuận về việc cải cách thị trường carbon của khối, vốn là công cụ chính sách chủ chốt của EU trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.
Ngày 16/12, Chính quyền thủ đô Santiago của Chile đã ban bố tình trạng khẩn cấp về sức khỏe tại khu vực Đại đô thị Santiago, nơi có hơn 7 triệu người sinh sống, do khói từ các đám cháy rừng tại khu vực trung tâm đất nước đã bao phủ gần như toàn bộ thành phố này.
Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, ngày 15/12, tại Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - châu Phi diễn ra tại thủ đô Washington (Mỹ), Tổng thống Mỹ Joe Biden đã công bố một khoản viện trợ mới trị giá 2,5 tỷ USD cho an ninh lương thực ở châu Phi.
Động lực cơ bản của mô hình tăng trưởng châu Âu là tiêu thụ năng lượng giá rẻ từ Nga để sản xuất hàng hóa bán cho thị trường thế giới. Tuy nhiên, lệnh trừng phạt nhằm vào khí đốt và dầu mỏ Nga, nhất là sau khi xung đột ở Ukraine bùng phát, đã giáng đòn lên nhiều quốc gia. Chuyện xảy ra ở CH Séc rất đáng lưu tâm.
Chính phủ Peru ngày 14/12 ban bố tình trạng khẩn cấp trên toàn quốc trong 30 ngày, theo đó đình chỉ các quyền hội họp, quyền bất khả xâm phạm về nhà ở và quyền tự do đi lại, cùng nhiều quyền khác. Bộ trưởng Quốc phòng Peru Alberto Otarola nhấn mạnh, đây là một phản ứng mạnh mẽ và thuộc thẩm quyền của Chính phủ nhằm hạn chế các hành vi phá hoại và bạo lực.
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, Chính phủ Mỹ đang khởi động lại chương trình gửi bộ xét nghiệm COVID-19 miễn phí qua đường bưu điện cho bất kỳ hộ gia đình nào có nhu cầu.