Trong bối cảnh nhu cầu sử dụng năng lượng để sưởi ấm tăng cao và nguy cơ Nga cắt nguồn cung khí đốt, người dân châu Âu đã chuẩn bị sẵn sàng cho rủi ro mất điện trong mùa đông này bằng cách mua tích trữ đèn pin, máy phát điện, áo giữ nhiệt...
Đường dây điện cao thế gần Chester, miền Bắc nước Anh. Ảnh: Reuters
Chính phủ Thụy Điển ngày 22/12 cảnh báo các hộ gia đình và công ty chuẩn bị sẵn sàng cho khả năng bị cắt điện trong mùa đông này.
Phát biểu tại một buổi họp báo, Bộ trưởng Phòng thủ Dân sự Thụy Điển Carl-Oskar Bohlin cho biết: "Nguy cơ mất điện là có thực và người dân cần chuẩn bị cho điều này. Trước đây, Thụy Điển chưa từng rơi vào tình thế này”.
Các đề xuất bao gồm chuẩn bị sẵn đài phát thanh chạy bằng pin, đèn pin, chai nước và thực phẩm dễ chế biến. Trong trường hợp xảy ra mất điện, các hộ gia đình cần thiết kế một phòng để các thành viên có thể giữ ấm lâu dài.
Công ty năng lượng Thụy Điển Vattenfall vào ngày 2/12 thông báo đã trì hoãn tái khởi động lò phản ứng hạt nhân Ringhals 4 đến 23/2. Chính phủ Thụy Điển đã đề nghị nhà điều hành đường lưới điện quốc gia và cơ quan quản lý năng lượng tăng cường an ninh cung cấp năng lượng cả trong ngắn hạn và dài hạn. Vào đầu tháng 12, chính phủ Thụy Điển cũng khuyến khích người dân giảm sử dụng điện.
Trong khi đó, người dân Anh cũng chuẩn bị cho nguy cơ bị cắt điện bằng việc tích trữ thiết bị phát điện xách tay và nến, đèn pin, quần áo giữ nhiệt… Nhà bán lẻ Toolstation vào ngày 16/12 cho biết trong 11 ngày đầu tháng 10/2022, doanh số máy phát điện tăng 203% và doanh số đèn pin tăng 43% so với cùng kỳ năm ngoái. Công ty nghiên cứu thị trường Kantar cho biết người Anh cũng đã mua tích trữ nến và chăn. Chuỗi siêu thị John Lewis trong tháng 12 ghi nhận khách hàng mua lượng lớn quần áo giữ nhiệt, găng tay.
National Grid, công ty quản lý hệ thống điện và khí đốt trên toàn Vương quốc Anh, trong tháng 12 cảnh báo có thể áp dụng kế hoạch cắt điện 3 tiếng với các hộ gia đình và doanh nghiệp trong mùa Đông này nếu không thể nhập khẩu điện từ châu Âu cũng như nhập khẩu đủ nhiên liệu cho các nhà máy điện chạy bằng khí đốt. Cơ quan Quản lý năng lượng của Anh (Ofgem) đã đề nghị người dân tiết kiệm điện và khí đốt trong mùa Đông nhằm tránh nguy cơ cắt điện.
Một số hộ gia đình và các doanh nghiệp Pháp cũng mua máy phát điện, đèn pin cùng bếp cắm trại đề phòng nguy cơ mất điện. Từng là nước xuất khẩu điện cho các quốc gia láng giềng châu Âu, năm nay Pháp phải chuyển sang nhập khẩu điện do nhiều nhà máy năng lượng hạt nhân Tập đoàn Điện lực Pháp điều hành đã phải ngừng hoạt động để bảo trì và sửa chữa.
Giám đốc điều hành công ty sản xuất máy phát điện Gelec Energie – ông Armand Alexanian cho biết đến giữa tháng 12 này, kho hàng khoảng 450 - 600 máy chỉ còn khoảng 180 máy với hầu hết sản phẩm được bán cho bệnh viện, văn phòng chính phủ, viện dưỡng lão, khách hàng lẻ.
Anh Guillaume Ordronneau tại xã La Verrie, tỉnh Vendée ở Đông Tây nước Pháp đến tháng 12 này mới nhận được chiếc máy phát điện anh đặt hàng từ tháng 8 có giá 20.000 euro. Anh đang vận hành một siêu thị tại La Verrie, và chỉ cần 2 tiếng mất điện cũng có thể gây thiệt hại 45.000 euro với các sản phẩm tươi và đông lạnh trong siêu thị. Do vậy anh rất hài lòng với máy phát điện này.
Ông Bastien Crouzillac – quản lý cửa hàng đồ cắm trại và thể thao tại Paris cho biết nhiều người dân thủ đô Pháp tìm đến mua nồi cắm trại, đèn xách tay và đèn pin đội đầu. Ông cho biết doanh thu bán đèn và nồi cắm trại đã tăng gấp 10 lần trong tháng 12.
TheoBaotintuc
Ngày 19/12, một phát ngôn viên của Cộng hòa Séc cho biết trên mạng xã hội Twitter rằng Bộ trưởng Năng lượng các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) đã thống nhất mức trần giá khí đốt là 180 euro/MWh (megawatt giờ), áp dụng từ giữa tháng 2 năm tới.
Ngày 19/12, Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa đã tái đắc cử vị trí Chủ tịch đảng Đại hội Dân tộc Phi (ANC) cầm quyền tại nước này trong cuộc đua tranh quyết liệt.
Ngày 18/12, tại tỉnh Kanagawa (Nhật Bản) đã diễn ra lễ kỷ niệm 50 năm ngày người dân tỉnh này chặn xe tăng mà quân đội Mỹ dự định đưa vào chiến trường miền Nam Việt Nam.
Các nhà đàm phán Liên minh châu Âu (EU) ngày 18/12 đã đạt được thỏa thuận về việc cải cách thị trường carbon của khối, vốn là công cụ chính sách chủ chốt của EU trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.
Ngày 16/12, Chính quyền thủ đô Santiago của Chile đã ban bố tình trạng khẩn cấp về sức khỏe tại khu vực Đại đô thị Santiago, nơi có hơn 7 triệu người sinh sống, do khói từ các đám cháy rừng tại khu vực trung tâm đất nước đã bao phủ gần như toàn bộ thành phố này.
Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, ngày 15/12, tại Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - châu Phi diễn ra tại thủ đô Washington (Mỹ), Tổng thống Mỹ Joe Biden đã công bố một khoản viện trợ mới trị giá 2,5 tỷ USD cho an ninh lương thực ở châu Phi.