Toàn bộ 72 người trên chiếc máy bay chở khách ATR 72 của hãng hàng không Yeti Airlines bị rơi ở vùng Pokhara, miền Trung Nepal ngày 15/1 đều đã thiệt mạng.


Hình ảnh được cho là chụp hiện trường vụ rơi máy bay. Ảnh chụp màn hình Kathmandu Post

Người phát ngôn của Yeti Airlines nêu rõ, không còn ai sống sót sau vụ rơi máy bay. Theo Cơ quan Hàng không dân dụng Nepal (CAAN), cho tới nay nhà chức trách mới tìm thấy 68 thi thể tại hiện trường. Nhiều thi thể trong số này đã không thể nhận dạng, trong khi 80% máy bay đã bị lửa thiêu trụi.

Trong khi đó, người phát ngôn của sân bay Nepal cho hay, chiến dịch tìm kiếm đang tạm dừng do trời tối và sẽ được nối lại vào ngày 16/1.

Sáng nay, máy bay ATR 72 của Hãng hàng không Yeti Airlines khởi hành từ thủ đô Kathmandu đã rơi xuống vực sâu ở thị trấn Pokhara, miền Trung Nepal và vỡ thành nhiều mảnh. Cơ quan hàng không dân dụng Nepal cho biết, trước khi rơi, tổ lái đã cố liên lạc với sân bay từ hẻm Seti vào lúc 10h50 theo giờ địa phương (tức 12h giờ ở Việt Nam). Chiếc máy bay chở 68 hành khách cùng 4 thành viên phi hành đoàn, trong đó có 15 người nước ngoài.  

Theo Mạng lưới Hàng không dân dụng, đây là vụ rơi máy bay thảm khốc nhất tại Nepal kể từ năm 1992, khi máy bay Airbus A300 của Hãng hàng không quốc tế Pakistan bị rơi trong lúc hạ cánh xuống sân bay Kathmandu, khiến toàn bộ 167 người trên máy bay thiệt mạng.

Điều tra nguyên nhân vụ tai nạn

Ngày hôm qua, Chính phủ Nepal đã lập một ủy ban điều tra nhằm làm rõ nguyên nhân vụ nơi máy bay của hãng hàng không Yeti Airlines khiến toàn bộ 72 người trên máy bay thiệt mạng.

Cảnh sát xác nhận có 31 thi thể đã được đưa tới bệnh viện, các thi thể khác vẫn đang nằm lại ở hiện trường. Việc tiếp cận hiện trường gặp rất nhiều khó khăn do máy bay rơi xuống hẻm núi sâu gần sân bay của thị trấn du lịch Pokhara. Một nửa máy bay đang nằm trên sườn núi, trong khi nửa còn lại rơi xuống hẻm núi ở sông Seti.

Đây là vụ tai nạn máy bay nghiêm trọng nhất ở Nepal kể từ năm 1992. Chiếc máy bay gặp nạn đã hoạt động được 15 năm.

Theo VTV.vn

Các tin khác


Nga không có kế hoạch áp dụng hạn chế sau khi phát hiện ca nhiễm XBB.1.5

Cục bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và sức khỏe con người LB Nga (Rospotrebnadzor) ngày 12/1 cho biết nước này không có kế hoạch áp đặt những hạn chế sau khi phát hiện ca đầu tiên nhiễm dòng phụ XBB.1.5 của biến thể Omicron, còn được gọi là Kraken, tại tỉnh Penza của Nga.

Kiểm soát thành phố Soledar sẽ là một chiến thắng chiến lược với Nga

Một số trận giao tranh ác liệt nhất trong cuộc xung đột Nga - Ukraine đã xảy ra ở Soledar. Thành phố này có tầm quan trọng chiến lược vì có mạng lưới đường hầm và mỏ muối khổng lồ.

Thổ Nhĩ Kỳ, Ukraine nêu bật tầm quan trọng của việc ngừng bắn

Theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, ngày 11/1, Bộ Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ cho biết Bộ trưởng Quốc phòng nước này, ông Hulusi Akar đã điện đàm với người đồng cấp Ukraine Alexei Reznikov, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc ngừng bắn ngay lập tức tại Ukraine.

Tổng thống Putin nêu các phương hướng và nhiệm vụ của Chính phủ Nga năm 2023

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã nêu ra các phương hướng và nhiệm vụ chính của nước này trong năm 2023 khi chủ trì cuộc họp nội các ngày 11/1.

Tổng thống Putin nêu các phương hướng và nhiệm vụ của Chính phủ Nga năm 2023

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã nêu ra các phương hướng và nhiệm vụ chính của nước này trong năm 2023 khi chủ trì cuộc họp nội các ngày 11/1.

Hệ thống Starlink của tỉ phú Elon Musk đã thay đổi cuộc xung đột ở Ukraine ra sao?

Được ví như một trong những "kỳ quan bên ngoài thế giới", hệ thống Starlink có 3.335 vệ tinh đang hoạt động, chiếm một nửa tổng số vệ tinh của cả thế giới. Trong 6 tháng qua, cứ mỗi tuần, trên 20 vệ tinh mới được phóng lên vũ trụ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục