Hội nghị cấp cao Tổ chức các quốc gia Mỹ Latin và Caribe (CELAC) lần thứ 7 ra Tuyên bố Buenos Aires gồm 111 điểm, trong đó nhấn mạnh mục tiêu củng cố sức mạnh đoàn kết. Tìm giải pháp thoát khỏi các cuộc khủng hoảng kinh tế, khí hậu, thúc đẩy hội nhập cũng là những mối quan tâm chung của các nhà lãnh đạo hàng đầu khu vực.

Các nhà lãnh đạo của các quốc gia Mỹ Latin và Caribe tại Hội nghị cấp cao Tổ chức các quốc gia Mỹ Latin và Caribe (CELAC) lần thứ 7 tại Buenos Aires, Argentina, ngày 24/1/2023. (Ảnh: Reuters)

Các nhà lãnh đạo của các quốc gia Mỹ Latin và Caribe tại Hội nghị cấp cao Tổ chức các quốc gia Mỹ Latin và Caribe (CELAC) lần thứ 7 tại Buenos Aires, Argentina, ngày 24/1/2023. (Ảnh: Reuters)

Tăng cường sự thống nhất trong đa dạng là thông điệp mà Argentina, nước chủ nhà Hội nghị gửi tới tất cả 33 quốc gia thành viên CELAC. Đất nước của vũ điệu tango nhấn mạnh, các cuộc đối thoại tập trung vào các vấn đề đoàn kết, đồng thời luôn tôn trọng những khác biệt của mỗi quốc gia. Các quan chức ngoại giao nước chủ nhà nêu rõ, CELAC không chỉ là cơ chế tham vấn đơn thuần giữa các nguyên thủ và người đứng đầu các chính phủ mà còn đóng vai trò là một hệ thống thúc đẩy hội nhập thực sự đến với xã hội và người dân.

Được thành lập năm 2010, CELAC đặt mục tiêu tăng cường hội nhập khu vực, tạo ra sự cân bằng giữa đoàn kết và khác biệt về chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa giữa 33 quốc gia Mỹ Latin và Caribe. CELAC đã gặp không ít khó khăn, nhất là trong giai đoạn 2017-2021 khi lực lượng cánh tả ở khu vực suy yếu. Năm 2020, dưới thời cựu Tổng thống Jair Bolsonaro, Brazil - nền kinh tế lớn nhất khu vực - đã rút khỏi CELAC.

Sự trở lại mạnh mẽ của lực lượng cánh tả ở khu vực thời gian gần đây tại các nước Chile, Brazil, Honduras, Colombia... góp phần củng cố sức mạnh đoàn kết của CELAC.

Việc Tổng thống Brazil Lula da Silva quyết định đưa Brazil quay trở lại CELAC và trực tiếp tham gia Hội nghị cấp cao CELAC ngay trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên kể từ khi nhậm chức đã tiếp thêm sức mạnh cho tổ chức của khu vực. Nhà lãnh đạo cánh tả Brazil vốn là một đầu tàu trong hai nhiệm kỳ trước đây vào những năm 2000 trong những nỗ lực thúc đẩy tiến trình hội nhập khu vực.

Nhấn mạnh bối cảnh quốc tế hết sức khó khăn do hậu quả của đại dịch Covid-19, cuộc xung đột tại Ukraine…, Tổng thống nước chủ nhà Argentina Alberto Fernández kêu gọi các nỗ lực nhằm đưa Mỹ Latin và Caribe trở thành khu vực thống nhất để cùng nhau bảo đảm lợi ích chung nhằm mang lại thịnh vượng cho người dân.

Tổng thống Fernández nêu bật thông điệp mà Argentina đã đưa ra tại các diễn đàn và tổ chức đa phương về tính cấp bách của các hành động cụ thể nhằm ngăn chặn biến đổi khí hậu và bất bình đẳng, cũng như những nỗ lực nhằm kêu gọi chấm dứt phong tỏa kinh tế đang đè nặng lên một số nước Mỹ Latin.

Chủ tịch Cuba Miguel Díaz-Canel cũng khẳng định việc củng cố CELAC là nhu cầu cấp thiết và nghĩa vụ chung của các quốc gia Mỹ Latin.

Chủ tịch Cuba bày tỏ sự ủng hộ việc Brazil quay lại tổ chức khu vực này và kêu gọi đưa ra tầm nhìn chiến lược hướng tới hội nhập kinh tế, xã hội và văn hóa, cho phép khu vực hướng tới phát triển bền vững.

Chủ tịch Cuba kêu gọi tôn trọng phương châm thống nhất trong đa dạng, đoàn kết và hợp tác; cảm ơn các nước thành viên CELAC về tuyên bố đoàn kết chống lại cuộc bao vây cấm vận chống Cuba trong hơn 60 năm qua.

Tổng thống Mexico López Obrador khi chủ trì Hội nghị cấp cao các nhà lãnh đạo Bắc Mỹ mới đây đã kêu gọi Tổng thống Mỹ Joe Biden "không bỏ qua Mỹ Latin”.

Trước đó, tại Hội nghị cấp cao CELAC năm 2021 được tổ chức ở Mexico, Tổng thống Obrador cũng nhấn mạnh việc tăng cường mối quan hệ anh em ở châu Mỹ, đồng thời gợi ý rằng Mỹ Latin nên tạo ra một cộng đồng kinh tế giống như tiền thân của EU.

Quyết tâm vực dậy sức mạnh đoàn kết được các nhà lãnh đạo hàng đầu khu vực thúc đẩy, nhằm giúp củng cố mạnh mẽ vai trò và vị thế của Mỹ Latin và Caribe.

Trên thực tế, thời gian qua, chương trình nghị sự của CELAC đã vượt ra ngoài ranh giới khu vực, trong đó nổi bật việc xây dựng cơ chế hợp tác giữa CELAC với ASEAN, Trung Quốc và Ấn Độ. Các cơ chế gặp gỡ và hợp tác giữa CELAC và Liên minh châu Phi (AU) đang được kích hoạt lại. Trong khi đó, Hội nghị cấp cao Liên minh châu Âu (EU)-CELAC được lên kế hoạch tổ chức trong năm 2023, sau hơn tám năm gián đoạn.

Theo báo Nhân Dân


Các tin khác


Nga: Nước lũ dâng nhanh, trên 125.000 người phải sơ tán

Ngày 16/4, giới chức Nga cho biết mực nước trên các con sông ở khu vực giao giữa dãy núi Ural và Tây Nam Siberia của nước này tiếp tục dâng nhanh, khiến hàng trăm ngôi nhà chìm trong biển nước, người dân rơi vào cảnh mất điện và phải sơ tán khẩn cấp.

Ai Cập kêu gọi tăng cường viện trợ cho phía Bắc Gaza

Theo phóng viên TTXVN tại Cairo, ngày 15/4, Bộ trưởng Ngoại giao Ai Cập Sameh Shoukry đã kêu gọi tăng cường viện trợ cho Dải Gaza, đặc biệt là ở phía Bắc, trong cuộc họp tại Cairo với Điều phối viên cấp cao về nhân đạo và tái thiết tại Dải Gaza của Liên hợp quốc (LHQ), bà Sigrid Kaag.

Sáng 15/4, giá dầu châu Á đi xuống

Trong phiên giao dịch sáng 15/4, giá dầu châu Á đi xuống, bất chấp mối lo ngại sau cuộc tấn công trả đũa của Iran nhằm vào Israel.

Liên hợp quốc tìm cách tháo ngòi “thùng thuốc súng”Trung Đông

Theo phóng viên TTXVN tại New York, chiều 14/4 (giờ địa phương), Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đã tổ chức phiên họp khẩn về tình hình Trung Đông, trọng tâm là vụ Iran tấn công trả đũa Israel hôm 13/3.

Hệ thống phòng không Israel căng mình chống tên lửa, máy bay không người lái Iran

Tối 13/4, Iran đã phóng loạt tên lửa và máy bay không người lái hướng đến lãnh thổ Israel.

Hàng không Mỹ đề xuất hạn chế cấp phép cho các chuyến bay từ Trung Quốc

Theo phóng viên TTXVN tại Washington, các hãng hàng không lớn của Mỹ và một số nghiệp đoàn đang yêu cầu chính quyền Tổng thống Joe Biden ngừng phê duyệt thêm chuyến bay giữa Mỹ và Trung Quốc do chính sách "chống cạnh tranh” mà Trung Quốc áp đặt lên các hãng hàng không Mỹ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục