Ngày 30/1, Chủ tịch Hội nghị lần thứ 28 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP28) cho rằng cuộc chiến ngăn toàn cầu ấm lên không nên bị trả giá bằng tăng trưởng kinh tế.

Chú thích ảnh

Cảnh khô hạn trên sông Ribeira de Alge ở Figueiro dos Vinhos, miền Trung Thổ Nhĩ Kỳ, ngày 8/2/2022. Ảnh: AFP/TTXVN

Phát biểu tại Đại học Trí tuệ nhân tạo Mohamed Bin Zayed, ông Sultan Al Jaber - đặc phái viên khí hậu của Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) kiêm Giám đốc điều hành (CEO) của tập đoàn dầu mỏ hàng đầu ADNOC - nhấn mạnh quá trình chuyển đổi năng lượng nên giúp hành tinh trở nên "giàu có và khỏe mạnh hơn". Theo ông, thế giới cần ngăn nhiệt độ Trái Đất tăng vượt ngưỡng 1,5 độ C mà không làm chậm lại đà tăng trưởng kinh tế. 

Dự kiến UAE sẽ chủ trì hội nghị COP28 tại Dubai trong tháng 11 và 12/2023. UAE là quốc gia Arab thứ hai sau Ai Cập đăng cai một kỳ hội nghị COP. 

Tại COP27 tại Ai Cập vào tháng 11/2022, hội nghị đã kết thúc với một thỏa thuận mang tính lịch sử về thành lập quỹ "tổn thất và thiệt hại" để bù đắp cho các nước đang phát triển chịu ảnh hưởng nặng nề của các hiện tượng thời tiết cực đoan do biến đổi khí hậu gây ra. Tuy nhiên, điều gây thất vọng cho giới phân tích là thỏa thuận tại COP27 không đạt được nhiều tiến triển về giảm khí thải từ nhiên liệu hóa thạch.

UAE - một trong những nhà sản xuất dầu mỏ hàng đầu thế giới - tin rằng dầu mỏ vẫn là một phần không thể tách rời của nền kinh tế toàn cầu và coi đây là nguồn tài chính quan trọng để thúc đẩy quá trình chuyển đổi năng lượng. UAE đang chi hàng tỷ USD để phát triển năng lượng tái tạo, giúp đáp ứng 50% nhu cầu của quốc gia này vào năm 2050, hướng đến mục tiêu trung hòa khí thải trong cùng năm. Nước này cũng đang thúc đẩy các giải pháp thu giữ carbon, loại bỏ CO2- khí thải chính gây hiệu ứng nhà kính, từ hoạt động đốt nhiên liệu hay trong không khí.


Theo báo Tin tức

Các tin khác


Hậu quả khó lường từ việc phong tỏa tài sản Nga

Việc đóng băng dự trữ của ngân hàng trung ương Nga đi kèm với những tác động về kinh tế, tài chính và địa chính trị.

Đại hội thành lập Liên hiệp Hội người Việt tại Đức

Ngày 3/12, tại hội trường Nhà Văn hóa Trung tâm thương mại Đồng Xuân ở thủ đô Berlin, Đại hội thành lập Liên hiệp hội người Việt tại CHLB Đức đã diễn ra với sự tham gia của nhiều khách mời và trên 300 đại biểu, đại diện cho hơn 80 tổ chức, hội đoàn người Việt, nhân sĩ, trí thức đang sinh sống và làm việc tại 16 bang trong cả nước Đức. Đây là dấu mốc mới mang ý nghĩa quan trọng khẳng định tình đoàn kết và sự phát triển của cộng đồng người Việt tại Đức.

Sự thay đổi với vai trò địa chính trị của châu Âu

Cách tiếp cận của EU đối với Ukraine cho thấy vai trò địa chính trị của châu Âu. Nhưng cuộc xung đột ở Gaza đang bộc lộ sự sụp đổ vị thế trên của EU.

Biên giới Ukraine - Ba Lan tiếp tục bị phong tỏa

Theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, hãng Ukrinform ngày 2/12 đưa tin, lực lượng biên phòng Ukraine cho biết tình trạng phong tỏa ở khu vực biên giới với Ba Lan vẫn đang xảy ra.

Tiếp tục kêu gọi hành động khẩn cấp và hợp tác toàn cầu vì mục tiêu khí hậu

Trong khuôn khổ Hội nghị lần thứ 28 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (COP28) đang diễn ra tại Dubai, Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE), lãnh đạo nhiều nước tiếp tục kêu gọi hành động khẩn trương và tăng cường hợp tác toàn cầu vì mục tiêu khí hậu.

Tác động của xung đột ở Gaza với mối quan hệ Nga - Israel

Quan hệ xấu đi giữa Nga và Israel có thể ảnh hưởng đến mục tiêu lâu dài của Nga là một cường quốc đóng vai trò trung gian hòa giải ở Trung Đông.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục