Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết phản ứng của phương Tây trước quyết định đình chỉ tham gia Hiệp ước New START của Nga mang lại rất ít hy vọng về việc nối lại các cuộc đàm phán cắt giảm vũ khí hạt nhân.


Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov.

Tuy nhiên, theo đài RT (Nga), ông Peskov cho rằng hoàn cảnh sẽ thay đổi theo thời gian.

"Vì vậy, Nga sẽ duy trì cách tiếp cận kiên nhẫn, chờ đợi các đối thủ suy tính kỹ hơn để đối thoại bình thường. Trong khi đó, Nga sẽ chú trọng đến an ninh quốc gia, bao gồm cảổn định chiến lược”, ông Peskov nói.

Trước đó, ngày 21/2, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố Moskva sẽ chính thức đóng băng các nghĩa vụ của nước này theo hiệp ước New START.

Hiệp ước nói trên giới hạn kho dự trữ hạt nhân của Nga và Mỹ, cho phép hai quốc gia này thanh sát các cơ sở quân sự lẫn nhau để xác minh việc tuân thủ hiệp ước. Tuy nhiên, giữa cuộc xung đột ở Ukraine, Nga và Mỹđã cáo buộc lẫn nhau không tạo điều kiện cho các cuộc thanh sát này.

Khi tuyên bố đình chỉ Hiệp ước New START, ông Putin đã cáo buộc chuyên gia NATO hỗ trợ Kiev tiến hành các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái nhằm vào các căn cứ không quân có máy bay ném bom tầm xa của Nga - vốn là một phần trong lực lượng răn đe hạt nhân của nước này. Ông cũng nhấn mạnh cuộc chiến ủy nhiệm của Washington và NATO chống lại Nga đã làm xói mòn niềm tin mà hiệp ước xây dựng ban đầu.

Về phần mình, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken gọi động thái của Nga là "vô cùng đáng tiếc và vô trách nhiệm”. Đồng thời, ông cho biết Mỹsẽ cẩn trọng theo dõi để xem Nga thực sự muốn làm gì.

"Chúng tôi luôn sẵn sàng thảo luận về các hạn chế vũ khí chiến lược với Nga bất cứ lúc nào, bất kể những diễn biến đang xảy ra trên thế giới hoặc trong mối quan hệ của chúng tôi”, ông Blinken nói thêm.

Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg cảnh báo việc Nga quyết định đình chỉ tham gia hiệp ước kiểm soát vũ khí hạt nhân song phương đã kiến thế giới trở thành một nơi nguy hiểm hơn. Ông kêu gọi Moskva xem xét lại quyết định này.

"Nhiều vũ khí hạt nhân hơn, nhưng buông lỏng kiểm soát vũ khí sẽ khiến thế giới trở nên nguy hiểm hơn”, ông Stoltenberg nói.

Trước đó, khi được các nghị sĩ hỏi về khả năng hồi sinh Hiệp ước New START, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Ryabkov nói rằng điều đó đòi hỏi Mỹphải thay đổi thái độ đối với Nga.

Nhà ngoại giao hàng đầu của Nga cũng nói với truyền thông rằng chính phủ không có ý định thay đổi học thuyết quân sự của nước này sau khi đình chỉ tham gia New START.

"Nếu tình hình đòi hỏi chúng tôi phải thực hiện điều đó, chúng tôi sẽ tiến hành phân tích bổ sung về vấn đề này”, ông Ryabkov nói thêm.

Năm 2010, Tổng thống Mỹ khi đó là Barack Obama và người đồng cấp Nga Dmitry Medvedev đã ký kết New START – hiệp ước giới hạn số lượng đầu đạn hạt nhân chiến lược mà Mỹvà Nga có thể triển khai.

Theo thỏa thuận, hai nướccam kết triển khai không quá 1.550 đầu đạn hạt nhân chiến lược và tối đa 700 tên lửa tầm xa và máy bay ném bom. Nga và Mỹ hiện nay vẫn sở hữu khoảng 90% đầu đạn hạt nhân của toàn thế giới.

Hiệp ước này cũng quy định việc giám sát chung kho vũ khí hạt nhân được triển khai của mỗi bên, cũng như điều phối thông qua một ủy ban tư vấn song phương. Theo đó, mỗi bên có thể tiến hành tới 18 cuộc thanh sát các địa điểm vũ khí hạt nhân chiến lược mỗi năm để đảm bảo bên kia không vi phạm các giới hạn của hiệp ước.

Hiệp ước có hiệu lực từ năm 2011. Đầu năm 2021, ngay sau khi Tổng thống Mỹ Joe Biden nhậm chức, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã nhất trí gia hạn hiệp ước New START thêm 5 năm, tới năm 2026.


Theo Baotintuc

Các tin khác


Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục hứng chịu động đất mạnh khiến hàng trăm người thương vong

Hai trận động đất liên tiếp đã xảy ra vào ngày 20/2 (theo giờ địa phương) ở nhiều nơi thuộc Thổ Nhĩ Kỳ vốn chịu thiệt hại nặng nề bởi động đất vào 2 tuần trước.

Thổ Nhĩ Kỳ bắt đầu dọn dẹp đống đổ nát sau thảm họa động đất

Hai tuần sau thảm họa động đất khiến trên 46.000 người thiệt mạng tại Thổ Nhĩ Kỳ và Syria cho đến nay, ngày 20/2, Thổ Nhĩ Kỳ bắt đầu đẩy nhanh công tác dọn dẹp đống đổ nát sau khi công tác tìm kiếm cứu hộ đã kết thúc tại hầu hết các tỉnh.

Những thay đổi địa chính trị quốc tế sau một năm xung đột Nga - Ukraine

Dưới đây là một số thay đổi chính khi cuộc xung đột Nga – Ukraine chuẩn bị kéo dài sang năm thứ 2.

Hơn 6.000 dư chấn được ghi nhận trong 2 tuần sau động đất tại Thổ Nhĩ Kỳ

Ngày 19/2, người đứng đầu bộ phận giảm thiểu rủi ro của Cơ quan quản lý thảm họa Thổ Nhĩ Kỳ (AFAD), ông Orhan Tatar cho biết cơ quan này đã ghi nhận 6.040 dư chấn trong vòng 2 tuần qua kể từ trận động đất kinh hoàng ngày 6/2.

Số người tử vong vì động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria vượt 46.400

Số nạn nhân tử vong trong trận động đất Thổ Nhĩ Kỳ-Syria đã vượt qua 46.000, trong đó Thổ Nhĩ Kỳ ghi nhận 40.642 người và hơn 5.800 người đã thiệt mạng ở Syria.

Số người thiệt mạng do động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria tăng lên gần 44.000

Tính đến ngày 17/2, số người thiệt mạng do động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria đã tăng lên gần 44.000. Một số nạn nhân vẫn may mắn sống sót sau 10 ngày bị vùi lấp trong đống đổ nát.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục