Ngày 24/3, Đặc phái viên của Liên hợp quốc (LHQ) tại Libya, ông Abdoulaye Bathily, cho biết LHQ sẽ xem xét và tìm kiếm một giải pháp thay thế nếu như các cơ quan lập pháp của Libya không thể thống nhất về luật bầu cử theo đúng kỳ hạn.
Ông
Abdoulaye Bathily tại một cuộc họp báo ở Dakar, Senegal.
Phóng
viên TTXVN tại Bắc Phi cho biết, trong một cuộc trả lời phỏng vấn tại thủ đô
Tripoli, ông Bathily nói rõ Libya "phải tổ chức kịp thời” các cuộc bầu cử sắp
tới nếu không muốn phải đối mặt với những chỉ trích của người dân, các lãnh đạo
khu vực và cộng đồng quốc tế vốn đã rất nỗ lực hỗ trợ cho tiến trình này. Ông
cũng nói rõ LHQ sẽ đưa ra lựa chọn thay thế nếu các phe phái Libya không tuân
thủ lộ trình tổ chức bầu cử.
Tuyên bố của nhà ngoại giao người Senegal cho thấy quyết tâm cao của LHQ trong
việc tìm kiếm một giải pháp chính trị cho cuộc khủng hoảng Libya và không chấp
nhận các động thái làm trật bánh tiến trình hướng tới các cuộc bầu cử ở quốc
gia Bắc Phi này.
Trước đó, hồi đầu tháng này, ông Bathily thông báo các phe phái ở Libya đang
hướng tới mục tiêu đến giữa tháng 6 sẽ thống nhất được về các điều khoản cho
các cuộc bầu cử vốn bị trì hoãn lâu nay. Nếu mọi việc diễn ra thuận lợi, Libya
có thể tiến hành bỏ phiếu vào cuối năm, chậm 2 năm so với kế hoạch ban đầu là
vào tháng 12/2021. Những tranh cãi về cơ sở pháp lý của cuộc bầu cử và tư cách
tham gia của các ứng cử viên là nguyên nhân dẫn tới sự trì hoãn này.
Libya rơi vào vòng xoáy khủng hoảng chính trị và an ninh kéo dài hơn một thập
kỷ, sau cuộc chính biến năm 2011. Hiện quốc gia Bắc Phi này đang có 2 chính
quyền cùng tồn tại song song, gồm Chính phủ Thống nhất Quốc gia Libya (GNU)
được LHQ công nhận và chính quyền ở miền Đông được Tướng Khalifa Haftar hậu
thuẫn.
Theo Baotintuc
Mỹ yêu cầu Ukraine không nên sử dụng vũ khí do Washington cung cấp để tấn công lãnh thổ Nga, nhằm tránh một cuộc xung đột trực tiếp giữa Moskva và Washington hay với NATO.
Những công ty phương Tây muốn rút khỏi Nga phải đối mặt với nhiều rào cản, có khi phải nhận được sự chấp thuận của chính Tổng thống Putin.
Ngày 27/5, Cơ quan quản lý thiên tai của Pakistan cho biết có ít nhất 11 người thiệt mạng và 13 người khác bị thương do tuyết lở khi các thành viên của một bộ lạc du mục đi qua một vùng núi ở phía Bắc nước này.
Tối 27/5, người dân Israel đã tiếp tục đổ ra đường phố Tel Aviv trong tuần biểu tình thứ 21 liên tiếp để phản đối kế hoạch cải cách tư pháp của chính phủ, vài ngày sau khi Quốc hội Israel đã thông qua ngân sách nhà nước.
Ngày 26/5, Liên minh châu Âu (EU) và các công ty dược phẩm gồm Pfizer (Mỹ) và BionTech (Đức) thông báo đã đạt được thỏa thuận về việc sửa đổi hợp đồng cung ứng vaccine phòng bệnh COVID-19, theo đó giảm số lượng vaccine và lùi thời điểm giao hàng đến năm 2026.
Ngày 25/5, tại thủ đô Washington, Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo đã có cuộc gặp với người đồng cấp Trung Quốc Vương Văn Đào đang thăm Mỹ để thảo luận vấn đề thương mại song phương.