Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, ngày 24/5, nhân chuyến thăm Việt Nam của Chủ tịch đảng Nước Nga Thống nhất, Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Liên bang Nga Dmitry Medvedev, báo "Sự thật Komsomol” - tờ báo lớn, có uy tín tại Nga đã đăng tải bài viết đánh giá về tiềm năng và triển vọng trong quan hệ Nga-Việt Nam trong tình hình hiện nay.

Bài viết nhận định Việt Nam hiện là một quốc gia mới nổi mạnh mẽ với 100 triệu dân, một trong những nền kinh tế kỹ thuật số phát triển nhanh nhất trong khu vực với tốc độ tăng trưởng 38%/năm và có triển vọng trở thành nền kinh tế kỹ thuật số lớn thứ hai ở Đông Nam Á vào năm 2025.

Đánh giá về quan hệ song phương, bài viết nhấn mạnh quan hệ Nga-Việt có lịch sử phong phú và lâu dài được kiểm chứng qua thời gian. Năm 1950, Liên Xô là một trong những nước đầu tiên thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam, giúp Việt Nam trong các cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc và phát triển đất nước. Sau thời gian trầm lắng do những biến động ở nước Nga, hợp tác song phương Việt Nam - Nga đã trở lại cấp nhà nước sau chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Nga Vladimir Putin vào năm 2011. Năm 2012, hai nước nâng cấp quan hệ lên mức đối tác chiến lược toàn diện. Hiện Việt Nam chỉ duy trì quan hệ ở mức độ cao như vậy với 4 nước (Trung Quốc, Nga, Ấn Độ và Hàn Quốc).

Bài viết nhấn mạnh trong quan hệ quốc tế, Việt Nam thực thi chính sách cân bằng giữa các nước lớn trên cơ sở tôn trọng lợi ích quốc gia và khá thành công khi trở thành một điểm phát triển địa chính trị mới trong khu vực, trong đó có việc các nhà máy lớn nhất trên thế giới đang từng bước tiến hành hoạt động sản xuất trên lãnh thổ Việt Nam.

Bài báo kết luận, điều quan trọng về mặt chiến lược đối với Nga, là duy trì Việt Nam đóng vai trò một cửa ngõ đi vào châu Á, để tăng cường hợp tác thương mại và các lĩnh vực then chốt khác giữa hai nước.

Theo Baotintuc.vn

Các tin khác


WHO hy vọng đạt thỏa thuận lịch sử về an ninh y tế toàn cầu

Kỳ họp Đại hội đồng Y tế Thế giới (WHA) lần thứ 76 đã khai mạc tại thành phố Geneva của Thụy Sĩ, trong đó tập trung vào việc "cứu sống, nâng cao sức khỏe cho tất cả mọi người”.

Giá dầu mỏ tại châu Á giảm trong phiên giao dịch sáng 22/5

Giá dầu mỏ tại châu Á đã giảm trong phiên giao dịch sáng 22/5 do tâm lý thận trọng liên quan đến các cuộc đàm phán về trần nợ công tại Mỹ và lo ngại về sự phục hồi nhu cầu tại Trung Quốc, trong lúc thị trường nhận được sự hỗ trợ khi nguồn cung từ Canada và Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) cùng các nước đồng minh (còn gọi là OPEC+) giảm.

Italy: Sân bay tại Catania ngừng hoạt động do núi lửa phun trào

Ngày 21/5, các chuyến bay đến và đi từ thành phố Catania, phía Đông vùng Sicily của Italy đều phải hủy bỏ sau khi núi lửa Etna phun tro bụi bao phủ toàn bộ đường băng ở sân bay của thành phố.

Hội nghị thượng đỉnh G7 tập trung vào nhiều vấn đề toàn cầu

Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) đã bế mạc chiều 21/5 sau 3 ngày làm việc. Cùng với 8 quốc gia khách mời, hội nghị thượng đỉnh G7 lần này đã thảo luận một loạt vấn đề nóng trên thế giới.

Hội nghị thượng đỉnh G7 tại Hiroshima ra tuyên bố chung

Ngày 20/5, các nhà lãnh đạo Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) đã ra tuyên bố chung tại hội nghị thượng đỉnh ở Hiroshima (Nhật Bản), trong đó để ngỏ cánh cửa hợp tác với Trung Quốc và tránh leo thang căng thẳng giữa nền kinh tế lớn thứ hai thế giới với nhóm các cường quốc phương Tây và Nhật Bản.

WHO ra mắt mạng lưới toàn cầu ứng phó bệnh truyền nhiễm

Ngày 20/5, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã ra mắt một mạng lưới toàn cầu để giúp nhanh chóng phát hiện mối đe dọa từ các bệnh truyền nhiễm, như COVID-19, và chia sẻ thông tin để ngăn chặn sự lây lan của những dịch bệnh này.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục