Ngày 28/8, người phát ngôn đảng Công lý và Phát triển (AK) cầm quyền ở Thổ Nhĩ Kỳ Omer Celik cho biết Tổng thống nước này, ông Recep Tayyip Erdogan sẽ sớm thăm Nga để thảo luận về việc khôi phục thỏa thuận cho phép xuất khẩu ngũ cốc của Ukraine qua Biển Đen.


Tàu chở ngũ cốc của Ukraine di chuyển qua Eo biến Bosphorus ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ ngày 3/8/2022. Ảnh: AFP/TTXVN

Phát biểu với báo giới, người phát ngôn Celik lạc quan rằng sau chuyến thăm của Tổng thống Erdogan tới khu nghỉ dưỡng Sochi của Nga, hai bên sẽ đạt được bước tiến trong thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen. Phía Thổ Nhĩ Kỳ hy vọng rằng cuộc gặp giữa Tổng thống Erdogan và người đồng cấp nước chủ nhà Vladimir Putin sẽ giúp ngăn chặn một cuộc khủng hoảng lương thực.

Trước đó, người phát ngôn Điện Kremlin, ông Dmitry Peskov thông báo Nga đang chuẩn bị tích cực cho cuộc gặp, song không tiết lộ thời gian và địa điểm. 

Hãng Bloomberg dẫn các nguồn thạo tin cho biết Tổng thống Erdogan có khả năng sẽ gặp người đồng cấp Putin tại Nga vào tuần tới, có thể là ngày 8/9, trước khi ông tới dự Hội nghị Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) tại Ấn Độ.

Liên hợp quốc (LHQ) và Thổ Nhĩ Kỳ đã đứng ra làm trung gian cho Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen nhằm giúp giải quyết cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu ngày càng trầm trọng do tình hình xung đột giữa Nga và Ukraine - hai nước xuất khẩu ngũ cốc hàng đầu thế giới.

Trong khuôn khổ sáng kiến đạt được hồi tháng 7/2022, Nga và LHQ đã ký bản ghi nhớ về việc tạo điều kiện cung cấp các sản phẩm nông nghiệp và phân bón của Nga ra thị trường thế giới, trong khi Ukraine ký thỏa thuận với Thổ Nhĩ Kỳ và LHQ về xuất khẩu thực phẩm và phân bón an toàn từ Ukraine qua Biển Đen. Thỏa thuận đã 3 lần được gia hạn và đã hết hiệu lực vào ngày 17/7 vừa qua.

Sau thời hạn này, Nga không gia hạn thỏa thuận với lý do phần thỏa thuận liên quan đến nước này đã không được các bên còn lại thực hiện. Moskva khẳng định ngay khi các bên còn lại tuân thủ đầy đủ các cam kết đối với Nga, nước này sẽ "ngay lập tức" trở lại thực hiện thỏa thuận.

Theo TTXVN

Các tin khác


Nga hy vọng tăng xuất khẩu hải sản sang Trung Quốc

Nga hy vọng sẽ tăng cường xuất khẩu hải sản sang Trung Quốc sau khi nước này ban hành lệnh cấm nhập hải sản của Nhật Bản vì quyết định xả nước thải nhà máy điện hạt nhân Fukushima ra biển.

Đức thừa nhận tình báo thất bại trong xung đột Ukraine

Phó Thủ tướng Đức Robert Habeck cho biết điệp viên Đức đã không dự đoán được thời điểm bắt đầu cũng như diễn biến của chiến dịch quân sự của Nga.

Chủ tịch Fed cảnh báo tiếp tục tăng lãi suất

Trong bài phát biểu ngày 25/8, Chủ tịch Cục Dữ trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell kêu gọi cần tiêp tục cuộc chiến chống lạm phát và cảnh báo việc tăng lãi suất có thể vẫn chưa dừng lại.

Ấn Độ và hành trình chinh phục vũ trụ

Như lời Lão Tử: "Hành trình vạn dặm, bắt đầu từ một bước chân", hành trình chinh phục vũ trụ của New Delhi đã được Thủ tướng Ấn Độ đầu tiên Pt. Jawaharlal Nehru vô cùng chú trọng, khi ông và nhà khoa học Vikram Sarabhai thành lập Ủy ban Nghiên cứu vũ trụ quốc gia Ấn Độ (INCOSPAR) năm 1962.

Chinh phục Mặt Trời - chương tiếp theo đầy tham vọng của chương trình không gian Ấn Độ

Cuộc đổ bộ thành công của tàu vũ trụ Chandrayaan-3 lên Mặt Trăng không phải là sự kết thúc mà là bước khởi đầu cho các sứ mệnh không gian của Ấn Độ.

Trên 200.000 người chạy trốn sang Nam Sudan do xung đột

Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, ngày 23/8, Văn phòng Điều phối các vấn đề nhân đạo của Liên hợp quốc (OCHA) cho biết tính đến hết tháng 7, các cuộc đụng độ giữa lực lượng vũ trang Sudan và các Lực lượng hỗ trợ nhanh (RSF) đã buộc 202.263 người phải vượt qua biên giới nước này để đến Nam Sudan.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục